Giới chuyên gia khẳng định với đài CNN rằng đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ rạn nứt sau nhiều thập kỷ mâu thuẫn.
Đầu tháng này, trong bài phát biểu kỷ niệm 104 năm phong trào biểu tình của Hàn Quốc nhằm phản đối thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Yoon khẳng định Nhật Bản đã "chuyển đổi từ một kẻ xâm lược quân sự trong quá khứ thành một đối tác" của Hàn Quốc.
Vài giờ trước hội nghị thượng đỉnh "bước ngoặt" ngày 16-3, giới chức 2 nước thông báo nhất trí chấm dứt tranh chấp thương mại kéo dài gần 4 năm về vật liệu công nghệ cao.
Nhật Bản sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu vật liệu quan trọng đối với sản xuất màn hình điện thoại và vi mạch sang Hàn Quốc. Đổi lại, Seoul rút đơn kiện nhằm vào Tokyo tại Tổ chức Thương mại thế giới.
Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Yoon và Thủ tướng Kishida muốn củng cố hợp tác trong chuỗi cung ứng và ứng phó rủi ro an ninh.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong cuộc gặp hôm 16-3 Ảnh: REUTERS
Một trong những thách thức mà Seoul và Tokyo đang đối mặt hiện rõ chỉ vài giờ trước chuyến thăm của Tổng thống Yoon, khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Đây là vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa thứ tư được Triều Tiên thực hiện trong chưa đầy một năm, theo đài CNN.
"Vụ phóng ngày 16-3 là một sự phản đối rõ ràng không chỉ với các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ mà còn với việc Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự" - chuyên gia Cheong Seong-chang của Học viện Sejong (Hàn Quốc) khẳng định với Reuters.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản còn chung mối quan tâm với việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Lên tiếng về cuộc hội đàm ngày 16-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh "hy vọng quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ phát triển theo hướng vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực".
Bình luận (0)