Ảnh: European Pressphoto Agency
Tương tự, Avraham Diskin, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Hebrew (Israel), nhận định: “Iran không chỉ là mối đe dọa với Israel mà còn cả với thế giới, nhất là Trung Đông. Là một quốc gia Shiite, Iran rất muốn thống trị khu vực này”. Theo ông, các nước Sunni cảm thấy bị đe dọa và rất muốn cản trở khả năng quân sự của Iran. Vì thế, thỏa thuận có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông.
Dù vậy, vẫn có một số nhà bình luận tỏ ra lạc quan về thỏa thuận bởi theo họ, bất kỳ động thái nào giúp giảm căng thẳng ở khu vực cũng đều được hoan nghênh. Yossi Mekelberg, một nhà phân tích tại tổ chức Chatham House (Anh) nhận định đây là cơ hội tốt để Mỹ và Iran làm việc cùng nhau để tìm giải pháp toàn diện cho vấn đề hạt nhân của Tehran.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24-11 đã gọi điện cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong nỗ lực trấn an đồng minh này về thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ mục tiêu ngăn Iran có vũ khí hạt nhân. Trước đó, ông Netanyahu là một trong những nhà lãnh đạo chỉ trích mạnh mẽ nhất thỏa thuận trên khi gọi nó là “sai lầm lịch sử”.
Một số nghị sĩ “diều hâu” ở Mỹ cũng hoài nghi về thỏa thuận, đồng thời kêu gọi quốc hội tăng cường các biện pháp trừng phạt trong trường hợp Iran không tuân thủ những gì đã cam kết.
Bình luận (0)