xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cái chết cùng quẫn của một vũ nữ

Bằng Vy (Theo AP, ABC News, Dawn)

(NLĐO) – Bị chồng tạt axit khi mới 24 tuổi, cô vũ nữ Fakhra Younus đã cắn răng chịu đựng 38 cuộc phẫu thuật trong 10 năm qua để cố gắng chỉnh sửa khuôn mặt bị hủy hoại nặng nề. Thế nhưng, sức người có hạn, cuối cùng cô quyết định kết thúc cuộc đời bi kịch của mình.

Người phụ nữ 33 tuổi Younus đã nhảy xuống từ tầng 6 một ngôi nhà ở Rome, nơi cô đang sinh sống và điều trị, hôm 17-3. Thi thể của cô được đưa về quê nhà Pakistan ngày 25-3 và làm bùng lên làn sóng giận dữ tưởng đã bị lãng quên.
 
10 năm trước, bi kịch của Younus khiến cả thế giới quay quắt về thảm cảnh của nữ giới Pakistan trong một đất nước bảo thủ với nền văn hóa nam giới thống trị. Younus từng là vũ nữ làm việc trong khu đèn đỏ ở thành phố Karachi, phía nam Pakistan. Ở đây, cô gặp gỡ người chồng tương lai Bilal Khar, con trai của Ghulam Mustafa Khar, cựu thống đốc tỉnh Punjab lớn nhất Pakistan.
 
img
Younus biến dạng hoàn toàn sau khi bị tạt acid. Ảnh: Geo News
 
Trong khi Younus sống cuộc đời khốn khó, từng phải gánh vác trách nhiệm nuôi sống gia đình thì Bilal lớn lên trong giàu sang và quyền lực của dòng họ Khar lừng lẫy trên chính trường. Ngoài người cha thống đốc, Bilal còn là họ hàng của Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar.
 
Vậy mà cuộc tình không cân xứng biến Younus, 22 tuổi, trở thành người vợ thứ ba của Bilal, lúc đó vào khoảng giữa của độ tuổi 30 vào năm 1998.
 
Cả hai chỉ ở bên nhau được khoảng 3 năm, sau đó Younus bỏ đi vì không chịu được sự bạo hành thể xác cũng như nhục mạ của chồng. Theo lời cô kể, chồng cô đã đến nhà mẹ cô trong lúc cô đang ngủ vào tháng 5-2000 và đổ axit lên khắp người cô trước sự chứng kiến của đứa con trai 5 tuổi mà Younus có với người đàn ông khác. Thế nhưng Bilal Khar chưa hề bị bắt hay bị điều tra về vụ việc.
 
img
Vụ việc của Younus từng khiến cả thế giới quan tâm. Ảnh: Reuters
  
Bà Tehmina Durrani, vợ cũ của ông Ghulam Mustafa Khar và là mẹ kế của Bilal Khar, đã trở thành người biện hộ cho Younus, khiến dư luận quốc tế bắt đầu tập trung theo dõi vụ việc. Bà Durrani nói chưa bao giờ chứng kiến nạn nhân bị tạt axit nào có thương tích kinh hoàng như Younus.
 
“Rất nhiều lần chúng tôi tưởng rằng Younus sẽ ra đi giữa đêm vì mũi cô ấy bị tan chảy nên không thể thở. Chúng tôi phải đặt một ống thở vào phần miệng còn lại chưa bị tan chảy của cô ấy” – bà Durrani kể. Bản thân bà cũng phải chịu đựng một mối quan hệ đầy bạo hành với ông chồng Ghulam Mustafa Khar và đã viết một quyển sách tố cáo điều này.
 
Để đưa Younus đến được Ý chữa trị, bà Durrani đã phải đấu tranh với cả chồng cũ và chính phủ Pakistan. Các quan chức Pakistan cho rằng để Younus đến Ý sẽ khiến nước này bị mang tiếng xấu.
 
Cái chết của Younus xảy ra chưa đầy một tháng sau khi nhà làm phim người Pakistan Sharmeen Obaid-Chinoy giành giải Oscar đầu tiên của nước này cho bộ phim tài liệu về các nạn nhân bị tạt acid – “Saving Face”. Thống kê năm 2011 là minh chứng cho thực trạng đau lòng của phụ nữ Pakistan: 8.500 vụ tấn công axit, hôn nhân bắt buộc và các loại bạo lực khác.
 
img
Bilal Khar, chồng cũ của Younus, phủ nhận hoàn toàn tội lỗi. Ảnh: The News
 
"Điều cay đắng nhất là Younus nhận ra rằng Pakistan không thể giải thoát hay cứu chữa vết thương tinh thần cho cô. Cô hoàn toàn suy sụp vì biết rằng chẳng có công lý nào dành cho mình” – bà Nayyar Shabana Kiyani, một nhà hoạt động của tổ chức nữ quyền The Aurat Foundation, nói về trường hợp Younus.
 
Trong một trong những lần phỏng vấn cuối cùng vào tháng 2, Younus nói giới quyền lực ở Pakistan thường cư xử tàn tệ với dân thường và rằng “họ không biết họ đã đày đọa cuộc đời người khác như thế nào”.
 
Ngỡ như Younus sẽ trụ được sau khi chính phủ Pakistan ban hành đạo luật mới, trong đó sẽ phạt tù tối thiểu 14 năm đối với những kẻ tạt acid, vào năm 2011. “Cô ấy bảo khi nào sức khỏe ổn định, cô ấy sẽ trở về, sẽ khởi động lại vụ kiện như một chiến binh. Tiếc rằng tôi có thể giúp Younus chữa trị vết thương thể xác nhưng không thể hàn gắn tâm hồn đổ vỡ của cô ấy. Cô ấy tự sát vì không chịu nổi sự im lặng đáng sợ của những người cầm quyền ở Pakistan ” - bà Durrani kể.
 
Sau khi Younus tự sát, người chồng cũ Bilal lên truyền hình phủ nhận việc tạt acid vợ, thậm chí còn cho rằng có người đàn ông khác trùng tên đã gây ra tội ác trên. Theo Bilal, Younus tự vẫn chẳng qua do không đủ tiền sinh sống, chứ không liên quan gì đến các vết thương khủng khiếp kia. Giới truyền thông cũng bị Bilal buộc tội đã lôi anh ta vào vụ này. “Các người nên biết suy nghĩ một chút. Tôi có 3 đứa con gái và chúng thường bị khiêu khích mỗi khi đến trường” – Bilal nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo