xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cam kết hành động và hợp tác

Hoàng Phương

CHDCND Triều Tiên khẳng định không bao giờ từ bỏ quyền được phóng vệ tinh vì mục đích hòa bình

Các nhà lãnh đạo 53 nước và 4 tổ chức quốc tế hôm 27-3 đã cam kết những hành động mạnh mẽ để chống lại mối đe dọa của khủng bố hạt nhân, trong đó có việc giảm thiểu sử dụng loại urani được làm giàu cao có thể dùng để chế tạo bom.

Tăng cường an ninh hạt nhân

Trong “Thông cáo Seoul” được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong nỗ lực ngăn chặn khủng bố hạt nhân, đồng thời cam kết trao cho Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) vai trò đi đầu trong việc tăng cường an ninh hạt nhân.
Thông cáo khẳng định: “Khủng bố hạt nhân tiếp tục là một trong những mối đe dọa mang tính thách thức nhất đối với an ninh quốc tế. Việc đánh bại mối đe dọa này đòi hỏi những biện pháp quốc gia và sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ”.
img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Seoul hôm 27-3. Ảnh: TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi nên đề ra một phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân, cho rằng tổ chức này có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chuẩn bị ứng phó với những mối đe dọa tiềm tàng trong cả 2 lĩnh vực này. Theo hãng tin Yonhap, ông Ban Ki-moon đã đưa ra một đề xuất 5 bước giúp bảo vệ tốt hơn các vật liệu và cơ sở hạt nhân trước thiên tai và bọn khủng bố.
Hãng tin AFP cho biết so với bản dự thảo đề ngày 21-3, “Thông cáo Seoul” đã loại bỏ nội dung nói về sự cần thiết của các biện pháp cụ thể nhằm hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo chỉ “tái xác nhận những mục tiêu chung về giải giới hạt nhân, sự phổ biến hạt nhân và việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình”. Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết một số nước cảm thấy không thoải mái về việc mở rộng chương trình nghị sự của hội nghị sang vấn đề cắt giảm, giải giới vũ khí hạt nhân và lời kêu gọi những bước đi cụ thể để làm điều này.

Triều Tiên không lay chuyển

Kế hoạch phóng rốc két tầm xa của CHDCND Triều Tiên tiếp tục là chủ đề nóng tại hội nghị với việc Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thúc giục cộng đồng quốc tế mạnh mẽ yêu cầu Bình Nhưỡng tự kiềm chế đối với kế hoạch này.
Thủ tướng Noda nhận định: “Kế hoạch phóng rốc két mà Triều Tiên thông báo gần đây sẽ đi ngược lại những nỗ lực không phổ biến hạt nhân của cộng đồng quốc tế và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Úc Julia Gillard cũng thúc giục Bình Nhưỡng hủy kế hoạch phóng rốc két, cho rằng động thái này vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Phương Tây đang xem kế hoạch nói trên là vỏ bọc cho một vụ thử tên lửa đạn đạo.

Đáp lại những lời kêu gọi trên, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên hôm 27-3 khẳng định nước này sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch phóng rốc két mang theo một vệ tinh vào tháng tới, đồng thời kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama từ bỏ thái độ đối đầu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói với hãng thông tấn Triều Tiên KCNA: “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ quyền được phóng vệ tinh vì mục đích hòa bình của mình vì đó là quyền hợp pháp của một nhà nước có chủ quyền và là một bước đi cần thiết để phát triển kinh tế”. Người phát ngôn này nhấn mạnh thêm: “Nhân vật đứng đầu nước Mỹ đã tuyên bố không có ý muốn đối đầu với chúng tôi. Tuy nhiên, nếu tuyên bố đó là sự thật, ông ta cần phải từ bỏ thái độ đối đầu khi tìm cách ngăn cản chúng tôi và cũng cần dũng cảm thừa nhận rằng chúng tôi có quyền chính đáng phóng các vệ tinh của mình như những quốc gia khác”.

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng lần đầu tiên công bố chi tiết về một “vệ tinh thời tiết” mà nước này có kế hoạch phóng lên quỹ đạo vào tháng tới. KCNA mô tả vệ tinh này, gọi là Kwangmyongsong-3, là một công cụ thu dữ liệu khí tượng địa hình, giúp ích trong việc nghiên cứu dự báo thời tiết cần thiết cho nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Theo bản tin, Triều Tiên đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo thời tiết chính xác hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Việt Nam sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình

Trong 2 ngày 26 và 27-3, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân (NSS) lần thứ hai.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu về nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của hội nghị.

Về các biện pháp đã thực hiện của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh xuất phát từ quan điểm nhất quán sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và đóng góp thiết thực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng khuôn khổ pháp lý, hạ tầng an toàn, an ninh và tham gia các điều ước quốc tế, các sáng kiến liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả những cam kết của mình, đặc biệt là từ sau Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ nhất.

TTXVN cho biết nhiều biện pháp cụ thể của Việt Nam đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cao tại hội nghị, như việc đang hoàn tất thủ tục nội bộ gia nhập Công ước Bảo vệ Thực thể vật liệu hạt nhân; hợp tác có hiệu quả với IAEA, Mỹ và Nga trong việc hoàn tất việc chuyển đổi nhiên liệu urani có độ giàu cao (HEU) sang loại có độ giàu thấp (LEU) tại lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và mới ký hiệp định với Liên bang Nga ngày 16-3 về việc đưa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trở lại Liên bang Nga; hợp tác có hiệu quả với Mỹ trong sáng kiến thực hiện những biện pháp bảo đảm an ninh cho các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ hoạt độ cao, sáng kiến ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ khác, sáng kiến giảm thiểu nguy cơ phóng xạ toàn cầu (GTRI); đồng thời đang đàm phán với Mỹ tiến tới ký kết Hiệp định Hợp tác về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động của sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân (GICNT) và đang tích cực xem xét để phê chuẩn Nghị định thư bổ sung (AP).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại quyết tâm của Việt Nam phát triển chương trình điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng quốc gia; đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ có hiệu quả của IAEA và các nước như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc..., đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện những bước đi đầu tiên để thực hiện chương trình này.

T. Minh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo