xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cán cân quân sự Mỹ - Trung - Nga

Phạm Nghĩa (Theo Newsweek)

(NLĐO) - Tổng thống Donald Trump đã công bố chiến lược an ninh quốc gia thách thức các đối thủ cạnh tranh hàng đầu bao gồm Nga và Trung Quốc cũng như đối đầu với “hành động gây rối” của các quốc gia khác, đặc biệt là Triều Tiên.

Tạp chí Newsweek nhận định mặc dù sức mạnh quân sự của 3 quốc gia nói trên bị cho là kém hơn so với Mỹ nhưng họ đều đang ra sức hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong những năm gần đây.

Tổng thống Donald Trump từng cáo buộc Nga và Trung Quốc "thách thức quyền lực, ảnh hưởng và quyền lợi của Mỹ; làm xói mòn an ninh và thịnh vượng của nước này; cố gắng làm cho các nền kinh tế ít tự do và ít công bằng hơn; tăng cường năng lực quân sự; kiểm soát thông tin và dữ liệu nhằm củng cố quyền lực và mở rộng ảnh hưởng".

Việc nhà lãnh đạo Mỹ công bố chiến lược an ninh quốc gia dường như đã làm nới rộng khoảng cách giữa Washington và Moscow - Bắc Kinh, hai nước vốn đang tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhau để bảo vệ lợi ích chung.

Nga – vẫn được đánh giá là đứng thứ hai sau Mỹ về khả năng quân sự - đã mở rộng quyền lực và cách tiếp cận của lực lượng vũ trang dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Không chỉ đặt quốc phòng lên hàng đầu và nâng cao sức mạnh quân sự của đất nước, ông Putin còn thúc đẩy tiềm lực gần Mỹ và các đồng minh ở hai khu vực chiến lược: Ukraine và Trung Đông.

Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và bị phương Tây phản đối mạnh mẽ. Ở Trung Đông, chiến thắng quân sự của Nga tại Syria gây tác động ngoại giao mạnh mẽ đối với các nhà hoạt động địa phương, làm suy yếu vị thể của Mỹ trong khu vực, đồng thời mở ra cơ hội gia tăng sự hiện diện của Nga ở Địa Trung Hải.

Cán cân quân sự Mỹ - Trung - Nga - Ảnh 1.

Binh sĩ học cách sử dụng vũ khí trước cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc hôm 4-12. Ảnh: CHINA MILITARY ONLINE

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford hồi tháng 9 nói với Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng Nga là đối thủ mạnh nhất của Mỹ, xét về "sức mạnh quân sự nói chung". Tuy nhiên, ông dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành "mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ vào khoảng năm 2025 do tiềm năng của Bắc Kinh có thể làm suy giảm lợi thế công nghệ quân sự cốt lõi của Washington cũng như lĩnh vực nhân khẩu học và tình hình kinh tế".

Giống như ông Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ưu tiên quân sự trong chương trình nghị sự quốc gia kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012. Những cải cách quốc phòng triệt để của ông Tập nhằm mục đích đưa quân đội Trung Quốc đứng đầu thế giới. Bắc Kinh cũng tập trung sức mạnh quân sự của mình ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương, trước đây gần như là sân chơi của riêng Mỹ.

Theo Newsweek, chiến lược mới nhất của Bắc Kinh là khởi động một chiến dịch liên lục địa, qua đó xác nhận và mở rộng các tuyến đường thương mại lịch sử. Cụ thể, đó là sáng kiến ​​"Một vành đai, Một con đường" bao gồm các kế hoạch phát triển kinh tế và thương mại khắp châu Á và Trung Đông, mở rộng sang châu Phi và châu Âu.

Tuy nhiên, khi tìm cách bành trướng ra nước ngoài, Trung Quốc lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng leo thang giữa Triều Tiên và Mỹ, đe dọa gây ra bạo lực và bất ổn trước ngưỡng cửa của Bắc Kinh. Phản ứng các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, Washington đã tăng cường tập trận với các đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc, đẩy nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên lên cao.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc chỉ trích Tổng thống Donald Trump về lập trường cứng rắn chống lại Triều Tiên. Giữa tháng 12, Moscow và Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận tên lửa mô phỏng kéo dài 5 ngày. Bất chấp việc Nga và Trung Quốc đang dần bắt kịp Mỹ, hầu hết các nhà phân tích cho rằng họ vẫn đứng sau Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự toàn cầu.

Hồi tháng 8, tạp chí The National Interest dẫn kết luận của chuyên gia quân sự Robert Farley cho biết: "Mỹ có thể chiến đấu và giành chiến thắng hai cuộc chiến lớn cùng lúc, hoặc ít nhất đạt đến mức đủ để giành chiến thắng mà không cho Nga và Trung Quốc nhiều hy vọng. Nhưng Mỹ không thể duy trì vị thế thống trị này mãi mãi".

Ngược lại, một tài liệu nội bộ của NATO được tờ Der Spiegel (Đức) tiết lộ hồi tháng 9 cho thấy sức mạnh của NATO đã bị "tê liệt" kể từ thời chiến tranh lạnh, dẫn tới hệ thống chỉ huy hiện thời "sẽ nhanh chóng bị thất bại nếu phải đối mặt" trong một cuộc chiến tranh toàn diện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo