Hiện tượng kỳ thú này bắt đầu vào lúc 8 giờ GMT, tức 15 giờ (theo giờ Việt Nam) ngày 8-10 tại bờ biển phía đông nước Mỹ và đến với châu Á vào khoảng 10 giờ GMT, tức 17 giờ (theo giờ Việt Nam). Bằng mắt thường, chúng ta có thể quan sát được mặt trăng xuất hiện với màu cam hoặc đỏ nhờ sự khúc xạ khí quyển.
Có thể nhận thấy màu cam sẫm của mặt trăng từ Milwaulkee, Mỹ. Ảnh: AP
Ánh trăng xưa hiện màu kỳ diệu tại Miami, Mỹ
Tại Việt Nam, những người yêu thiên văn có cơ hội quan sát hiện tượng trăng máu lần thứ 2 trong năm vào khoảng từ 17 giờ 45 phút. Nếu điều kiện thời tiết cho phép, trăng máu sẽ khiến các tín đồ yêu thiên văn mãn nhãn từ Bắc Mỹ, Úc, Nam Mỹ và một phần ở Đông Á.
Tại Tokyo
Tại Hồng Kông, Bảo tàng Không gian đã mở các điểm quan sát “trăng máu” miễn phí, trong khi ở Tokyo, các tín đồ yoga tập trung tại một điểm hẹn để luyện các bài tập dưới ánh trăng đặc biệt.
Tại Úc, Trạm quan sát Sydney cũng sắp xếp cung cấp các video về sự kiện này cho những người quan tâm.
Nhà thiên văn học Úc Geoff Sims theo dõi trăng máu từ dãy núi Blue ở New South Wales. Ông chia sẻ: “Ánh trăng hiện rõ màu cam. Ở phía bên kia của bầu trời, Dải ngân hà bắt đầu hiện lên vì phần còn lại của bầu trời bị che tối. Quả là trải nghiệm kỳ lạ”.
Tuy nhiên, rất tiếc cư dân châu Âu, châu Phi và phần phía đông của Brazil không được chứng kiến ánh trăng diệu kỳ này.
Năm 2015, thế giới cũng có 2 cơ hội ngắm trăng máu tượng tự.
Bình luận (0)