xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Canh bạc trên biển Đông

HUỆ BÌNH

Trung Quốc đang đứng giữa ngã rẽ hoặc phát triển như quốc gia tuân thủ quy tắc quốc tế hoặc đơn phương thay đổi hiện trạng biển Đông bằng vũ lực

Phản bác phát biểu ngang ngược của Đô đốc Hải quân Trung Quốc Viên Dự Bách rằng “biển Đông là của Trung Quốc”, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh phụ trách các chiến dịch của Hải quân Mỹ, hôm 22-10 khẳng định biển Đông không của riêng ai: “30% thương mại thế giới lưu chuyển qua biển Đông… Đó là vùng biển mở và là biển quốc tế”.

Trả lời phỏng vấn trang Defense News, ông Richardson không đề cập chi tiết thông tin Mỹ sắp triển khai tàu đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, vị đô đốc này nhấn mạnh tàu Hải quân Mỹ sẵn sàng đi lại trong các vùng biển quốc tế và tuân theo những quy tắc quốc tế.

Cùng ngày, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift, cho biết Hải quân Mỹ có đủ khả năng thực hiện sứ mệnh tuần tra bên trong “vùng cấm địa” nói trên nhưng quyết định cuối cùng phụ thuộc các nhà hoạch định chính sách.

“Chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi có đủ tài lực và quân lực để thực thi bất kỳ quyết định chính sách nào nhằm chứng tỏ quyết tâm của Mỹ trong các hoạt động ở biển Đông. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trong khu vực, tương tự như khi Trung Quốc chưa xây đảo nhân tạo (trái phép)” - ông Swift khẳng định với hãng tin AP. Dù vậy, vị đô đốc nói thêm những cuộc tuần tra này chỉ để củng cố luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất cứ nước nào.

 

Philippines và Mỹ diễn tập đổ bộ tại TP Taguig hồi đầu tháng 10 Ảnh: MARINES.MIL
Philippines và Mỹ diễn tập đổ bộ tại TP Taguig hồi đầu tháng 10 Ảnh: MARINES.MIL

 

Báo Asahi (Nhật Bản) hôm 23-10 bình luận Trung Quốc không có quyền phản đối quyết định tuần tra của Washington bởi theo luật pháp quốc tế, các đảo nhân tạo không được xem là cơ sở để tuyên bố chủ quyền. Bất kỳ nước nào muốn đơn phương thay đổi các quy tắc hàng hải cơ bản đều không chấp nhận được, đặc biệt ở tuyến hàng hải quan trọng toàn cầu như biển Đông.

Điều đáng lo ngại là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Một cuộc đối đầu trực tiếp giữa 2 siêu cường Mỹ - Trung có thể đẩy Tây Thái Bình Dương vào bất ổn. Hiện Trung Quốc đứng trước lựa chọn sống còn: Hoặc phát triển như một quốc gia tuân thủ quy tắc quốc tế hoặc bước vào con đường nguy hiểm là thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Trong khi đó, theo nhận định của ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh Mỹ, phản ứng của quốc tế đối với hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông không nên dừng lại ở việc thực thi tự do hàng hải.

Viết trên báo The Wall Street Journal (Mỹ), chuyên gia này cho rằng hành động quân sự hóa các đảo nói trên cho thấy Trung Quốc có mưu đồ mở rộng sức mạnh quân sự và tăng cường khả năng tác chiến xa bờ. Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một đường băng đủ dài để phục vụ hầu hết máy bay quân sự của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, từng quan ngại về việc Trung Quốc dùng những đảo trên để đóng máy bay chiến đấu, tàu chiến, radar và cơ sở phục vụ chiến tranh điện tử. Mới đây nhất, tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 23-10 đưa tin Hải quân Trung Quốc có kế hoạch triển khai 2 tàu sân bay nội địa tới tỉnh Hải Nam sau khi chúng được đóng xong, để đề phòng xung đột tiềm tàng ở biển Đông.

Để đối mặt những mối đe dọa trên, ông Fontaine cho rằng Mỹ và các đối tác nên tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh, không chỉ để kiềm chế Trung Quốc mà còn giảm nguy cơ xung đột.

 

Lựa chọn khó của Hàn Quốc

Giáo sư khoa học chính trị Trường ĐH Chicago (Mỹ) John Mearsheimer hôm 23-10 nhận định Hàn Quốc sớm muộn gì cũng buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc dù Seoul đang nỗ lực giữ thế cân bằng.

Phát biểu tại diễn đàn do Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc chủ trì, theo hãng tin Yonhap, vị giáo sư nhấn mạnh “quyết định đau đớn” nói trên là khó tránh giữa lúc đang xảy ra cạnh tranh gay gắt về an ninh ở Đông Á.

Nhận định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tuần rồi tuyên bố Washington muốn Seoul lên tiếng nếu Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế. Thông điệp này được cho là nhắm tới những hành động đơn phương sai trái của Trung Quốc ở biển Đông mà Seoul cho đến giờ vẫn chọn quan điểm trung lập.

Giáo sư Mearsheimer dự đoán Seoul cuối cùng sẽ chọn Washington vì nhu cầu an ninh vẫn “nặng ký” hơn những toan tính về lợi ích kinh tế. Cũng theo chuyên gia này, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc để tranh giành ảnh hưởng ở châu Á sẽ tiếp tục nóng lên, thậm chí có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.

“Trung Quốc sẽ tìm cách thống trị châu Á như cách Mỹ thống trị Tây Bán Cầu. Và Mỹ nhiều khả năng sẽ không ngồi yên” - ông Mearsheimer nói.

Thu Hằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo