Trước đó, vào tháng 9-2017, Bộ Thương mại Mỹ thông báo áp thuế nhập khẩu 219% đối với loại máy bay phản lực CSeries của hãng Bombardier sau khi Boeing "tố" chính phủ Canada và Anh tài trợ cho Bombardier, giúp hãng này có ưu thế cạnh tranh không công bằng và giành được hợp đồng cung cấp 125 máy bay CSeries cho Hãng hàng không Delta (Mỹ) hồi tháng 4-2016.
Giá trị niêm yết của số máy bay trên vào khoảng 6 tỉ USD song con số thực sự không được công khai và Boeing cho rằng Bombardier chào giá thấp hơn nhiều.
Tuy nhiên, ITC mới đây bất ngờ tuyên bố giá cả của Bombardier không gây tổn hại đến Boeing cũng như các doanh nghiệp Mỹ, qua đó cho phép Bombardier bán các máy bay đời mới nhất cho các hãng hàng không Mỹ mà không bị đánh thuế nặng.
Phán quyết của ITC đã giúp giá trị cổ phiếu của Bombardier tăng lên 15%.
Máy bay CSeries của hãng Bombardier (Canada). Ảnh: Reuters
Thủ tướng Anh Theresa May đã hoan nghênh phán quyết của ITC, nói rằng đây là "tin tốt lành" cho ngành công nghiệp Anh. Theo BBC, khoảng 50 công ty Anh cung cấp các bộ phận của máy bay C-Series cho Bombardier.
Một phát ngôn viên của Bombardier khẳng định phán quyết của ITC là "một thắng lợi đối với công cuộc cải cách, sự cạnh tranh và luật pháp". "Sự phát triển và các sản phẩm của Bombardier mang lại hàng ngàn việc làm cho Mỹ, Canada và Anh" – phát ngôn viên của Bombardier cho hay.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Boeing khẳng định họ "thất vọng" với quyết định của ITC và sẽ "xem xét chi tiết bản kết luận khi chúng được công bố". Phía Boeing cũng tuyên bố cân nhắc chống lại phán quyết của ITC.
Boeing tuyên bố cân nhắc chống lại phán quyết của ITC. Ảnh: Reuters
Theo BBC, phán quyết của ITC là đòn giáng vào chính sách thương mại "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Mặc dù không lên tiếng về vụ kiện liên quan đến Bombardier và Boeing, Tổng thống Trump hôm 26-1 phát biểu tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sĩ rằng ông sẽ "không nhắm mắt" trước những hành vi mà ông mô tả là "tập quán thương mại không công bằng".
Bình luận (0)