xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách khởi nguồn từ nỗi sợ hãi

NGÔ SINH

Lấy cái cớ tù nhân được phóng thích khỏi Guantanamo có thể trở lại tham chiến, các chính khách đã gieo rắc nỗi lo sợ trong lòng người dân Mỹ

Hơn 14 năm qua, chỉ 8 trong số gần 800 tù nhân tại nhà tù ở vịnh Guantanamo bị kết án. Thế nhưng, với quyết tâm duy trì nhà tù này, phe Cộng hòa tiếp tục gây ra nỗi lo sợ trong dân chúng bằng luận điệu cho rằng các tù nhân ở Guantanamo là những kẻ tệ hại nhất. Đó là nguyên nhân chính giúp Guantanamo đứng vững hơn 1 thập kỷ qua bất chấp nhiều chỉ trích của dư luận.

Đẩy dư luận đi quá xa

Luận điệu trên nằm trong những hoạt động chính trị nhằm hạ thấp sự tín nhiệm cũng như làm sai chệch các mục tiêu trong đường lối của Tổng thống Obama. Các chính khách theo đuổi quan điểm phản đối việc phóng thích tù nhân và đóng cửa nhà tù Guantanamo cũng giống như chuyện họ đấu tranh ngăn chặn ông Obama bổ khuyết chiếc ghế ở Tòa án Tối cao đang bỏ trống. Theo trang web Truthout, người ta đã đẩy dư luận đi quá xa sự thật khi đưa ra ý tưởng tất cả tù nhân được đưa đến Guantanamo sau khi bị các lực lượng Mỹ bắt sống trên “chiến trường” vì họ là mối đe dọa của nước Mỹ.

Hơn 40 tù nhân tại nhà tù Guantanamo bị giam giữ vô hạn định Ảnh: CORBIS
Hơn 40 tù nhân tại nhà tù Guantanamo bị giam giữ vô hạn định Ảnh: CORBIS

Thực tế, 86% tù nhân bị bắt bởi các lực lượng nước ngoài. Hầu hết tù nhân Guantanamo là nạn nhân của một hệ thống tưởng thưởng vô tội vạ. Trong đó, người Mỹ đã trả những phần thưởng hậu hĩ bằng tiền mặt cho dân địa phương để họ giao nộp bất cứ người nào xuất hiện không đúng chỗ.

Trong suốt 6 năm kể từ năm 2002, nhất là khi không bị phản đối quyết liệt, chính quyền Tổng thống George Bush đã chuyển hơn 500 tù nhân ra khỏi Guantanamo. Đa số những người này lao động cật lực để cố làm lại cuộc đời mà không hề được người Mỹ giúp đỡ. Trong số các cựu tù này, nhiều người đi học đại học, viết sách, có việc làm và xây dựng gia đình riêng.

Tất nhiên, phe Cộng hòa không muốn công chúng nghe kể về cuộc sống bình yên của những người theo đạo Hồi từng bị đánh giá là thành phần nguy hiểm. Họ cũng chẳng muốn dân chúng nghe nói về nỗi đau mà những người này đã phải trải qua hơn 1/3 cuộc đời trong nhà tù dù chẳng hề bị buộc tội. Những câu chuyện đó không có tác dụng thúc đẩy chương trình nghị sự tiếp tục duy trì nhà tù Guantanamo dựa trên cơ sở tuyên truyền sự sợ hãi.

Phân biệt đối xử

“Kẻ bung xung về chính trị”, “quá biến chất không thể phóng thích” và “người Yemen” là các cụm từ miêu tả những người đang bị giam cầm. Dù sao thì cách gọi này còn đỡ hơn là “những người tệ hại nhất trong số những kẻ tồi tệ”. Dư luận biết được điều đó vì 34 trong số 80 tù nhân còn lại đã được chấp thuận trả tự do. Thậm chí, nhiều người trong số đó được chấp thuận hơn 6 năm trời.

Quá trình xem xét này đòi hỏi mỗi cơ quan chính phủ góp phần vào an ninh quốc gia đều phải thẩm tra một cá nhân và nhất loạt đồng ý rằng anh ta không còn gây ra mối đe dọa nữa (nên không còn đáng sợ) và cũng không cần phải bị giam cầm ở Guantanamo. Không thèm đếm xỉa đến đánh giá của một hội đồng thẩm định gồm quan chức cao cấp các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Tư pháp, An ninh Nội địa, Cơ quan Tình báo Quốc gia và Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, phe Cộng hòa bác bỏ quá trình này, đồng thời biện hộ rằng những tù nhân còn lại (và những kẻ đã được phóng thích dưới thời Tổng thống Obama) lẽ ra không bao giờ được tự do. Dĩ nhiên, tất cả đều xuất phát từ chính sách gieo rắc nỗi sợ hãi!

Thế nhưng, gần như chẳng có gì phân biệt những kẻ còn bị giam giữ với những người đã được chuyển đi hồi tháng trước, năm trước hay trong vòng thập kỷ qua, ngoài quốc tịch của họ. Sẽ không mấy ngạc nhiên khi các tù nhân có mối quan hệ trực tiếp với những nước châu Âu và đồng minh của Mỹ ở Trung Đông - như Đức, Anh, Thụy Điển, Pháp, Ả Rập Saudi và Bahrain - nằm trong số những kẻ đầu tiên rời khỏi nhà tù dưới thời chính quyền Bush.

Như thế, dễ hiểu là Guantanamo đã trở thành nhà tù dành cho các công dân Yemen, nay đã chiếm đến phân nửa số lượng của nhà tù. Hơn 3/4 (81%) tù nhân được thẩm tra và chấp thuận phóng thích đến từ Yemen. Do quốc tịch Yemen và việc nhà chức trách Mỹ từ chối cho hồi hương bất kỳ ai về nước kể từ năm 2010, tự do của những tù nhân này phụ thuộc vào chuyện Bộ Ngoại giao Mỹ có bảo đảm cho họ một quốc gia để tái định cư hay không.

Gần đây, người ta dự kiến tiếp tục giam cầm vô thời hạn phần lớn tù nhân còn ở Guantanamo dù không có đủ chứng cứ để cáo buộc họ phạm tội ác. Những người ủng hộ duy trì Guantanamo sẽ viện dẫn nguy cơ trở lại chiến trường để tiếp tục giam cầm số tù nhân này vô thời hạn mà không buộc tội hoặc xét xử.

Mới đây, Báo The Hill đưa tin nữ hạ nghị sĩ Cộng hòa Lynn Jenkins chiều 11-4 đã đệ trình dự luật ngừng việc di chuyển tù nhân ở nhà tù tại vịnh Guantanamo đến các quốc gia khác và cấm tiệt chuyển họ về Mỹ. Bà Jenkins khẳng định các bản báo cáo cho biết một số lượng đáng báo động tù nhân được phóng thích quay trở lại chiến trường. Tất nhiên, không thể có lý lẽ nào biện hộ cho việc phóng thích những kẻ có tiềm năng gây nguy hiểm cho tính mạng người Mỹ. Theo dự luật trên, đến ngày 30-7-2017, việc di chuyển tù nhân ra nước ngoài sẽ phải ngừng lại.

Tổng thống Obama phá rào?

Chính quyền Tổng thống Obama đang bí mật chuẩn bị chuyển 24 tù nhân ra khỏi nhà tù ở vịnh Guantanamo đến nhiều nước khác nhau, dự kiến vào cuối tháng 7-2016. Tuy nhiên, kênh Fox News đưa tin một quan chức Mỹ cho rằng các quốc gia tiếp nhận những tù nhân này không đủ sức cáng đáng nhiệm vụ giam giữ hoặc theo dõi họ.

Trong khi đó, theo báo Guardian (Anh), không phải tất cả 24 tù nhân này đều được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cấp giấy chấp thuận theo luật định.

Kỳ tới: Khắc nghiệt hơn cả Gitmo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo