xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống bành trướng ở biển Đông

HUỆ BÌNH - PHẠM NGHĨA

Mỹ đang khuyến khích Úc phái tàu và máy bay tới gần các đảo nhân tạo để thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực

Góp tiếng nói phản đối Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông, Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 18-2 khẳng định điều quan trọng là bảo đảm thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) năm 2002, đồng thời đẩy nhanh đàm phán để soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Nói đằng, làm nẻo

Ấn Độ lên tiếng sau khi Mỹ xác nhận Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm giữ trái phép). Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 18-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho hay hình ảnh vệ tinh cho thấy việc triển khai các tên lửa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm diễn ra “rất gần đây”, trái với cam kết của Trung Quốc rằng không quân sự hóa biển Đông. “Người Trung Quốc thường nói một đằng, làm một nẻo. Chúng tôi không thấy dấu hiệu cho thấy nỗ lực quân sự hóa này đã dừng lại” - ông Kirby nhấn mạnh.

Cũng sau diễn biến triển khai tên lửa nói trên, chính phủ Nhật Bản đang kêu gọi Mỹ tăng cường tuần tra biển Đông, theo báo Nikkei. Có mặt ở Tokyo hôm 17-2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, cam đoan quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông như đã từng làm trong thời gian qua. Hồi tháng 10-2015 và tháng 1-2016, tàu chiến Mỹ lần lượt đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo (đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa) và tự nhiên (đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa) mà Bắc Kinh xây hoặc chiếm giữ trái phép.

Cùng ngày 17-2, ông Harris và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani xác nhận 2 nước sẽ tiếp tục diễn tập hải quân trên biển Đông, như từng thực hiện vào tháng 10 và 11 năm ngoái.

Ngày 19-2, Thủ tướng 2 nước Úc và New Zealand cũng thúc giục Trung Quốc tránh gây căng thẳng ở biển Đông. “Chúng tôi thúc giục các bên kiềm chế không tiến hành bất kỳ công trình xây dựng nào, thực hiện bất kỳ hành động quân sự hóa nào và cải tạo đất ở biển Đông” - Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp New Zealand John Key ở TP Sydney.

 

USS Lassen, tàu khu trục đã tuần tra ở khu vực 12 hải lý xung quanh bãi Xu Bi mà Trung Quốc đang chiếm giữ, hồi tháng 10-2015 Ảnh: EPA
USS Lassen, tàu khu trục đã tuần tra ở khu vực 12 hải lý xung quanh bãi Xu Bi mà Trung Quốc đang chiếm giữ, hồi tháng 10-2015 Ảnh: EPA

 

Tuần tra sâu hơn

Theo báo Guardian (Anh) và trang ABC News (Úc), chính quyền Thủ tướng Turnbull đang đối mặt với lời kêu gọi triển khai tàu hoặc máy bay quân sự tới gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Phát ngôn viên phụ trách quốc phòng của phe đối lập Úc, nghị sĩ Stephen Conroy, cho biết các quốc gia như Úc nên chứng minh mình không dễ bị Trung Quốc bắt nạt bằng cách tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh.

Ông Conroy lưu ý luật pháp quốc tế cho phép quân đội Úc cho tàu hoặc máy bay áp sát các đảo trên. “Trung Quốc đang cố tuyên bố chủ quyền phạm vi 12 hải lý nhưng không phù hợp luật pháp quốc tế” - ông Conroy nhấn mạnh. Quân đội Úc đã triển khai các đợt tuần tra hàng hải ở khu vực nhưng ông Conroy cho biết các cuộc tuần tra đó vẫn chưa tiếp cận các đảo tranh chấp như các tàu chiến Mỹ.

Trang Australia Financial Review ngày 19-2 cho hay Mỹ đang khuyến khích Úc phái tàu và máy bay tới gần các đảo nhân tạo để thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. Tại cuộc họp ở Nhà Trắng hồi tháng trước, Thủ tướng Turnbull đã thảo luận với Tổng thống Barack Obama về tình hình căng thẳng ở biển Đông. Ông Turnbull cũng gặp Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, để thảo luận vấn đề. Trong khi đó, Công đảng đối lập ở Úc cam kết sẽ triển khai tàu chiến tới gần các đảo nhân tạo ở biển Đông nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tới, theo ABC News.

 

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc

Ngày 19-2, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại. “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó” - ông Bình kiên quyết.

Ông Lê Hải Bình cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19-2 đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng ngày, phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.

D.Ngọc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo