Là một nhà báo và là Giám đốc điều hành của tờ Rappler, bà Maria Ressa, đã thể hiện mình là một người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài. Tờ Rappler thường có những chỉ trích về chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2021 gây tò mò
Trong khi đó, ông Dmitry Muratov đã trong nhiều thập kỷ bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Nga. Năm 1993, ông là một trong những người sáng lập tờ báo độc lập Novaja Gazeta.
Bà Maria Ressa và ông Dmitry Muratov được trao giải Nobel Hòa bình 2021 Ảnh: Ủy ban Nobel Na Uy
Hồi năm ngoái, giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vì những nỗ lực chống nạn đói, đóng góp cải thiện điều kiện hòa bình ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột và đóng vai trò là động lực trong nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng nạn đói làm vũ khí chiến tranh và xung đột.
Mở màn mùa giải Nobel 2021, hai nhà khoa học Ardem Patapoutian và David Julius đã nhận giải Nobel y học hôm 4-10 vì những phát hiện mang tính đột phá liên quan đến cơ chế cảm nhận nhiệt độ và áp suất thông qua xung thần kinh.
Hôm 5-10, 3 nhà khoa học Giorgio Parisi, Syukuro Manabe và Klaus Hasselmann đã giành giải Nobel vật lý với công trình giải mã các hệ thống vật lý phức tạp. Hôm 6-10, hai ông Benjamin List và David MacMillan nhận được giải Nobel hóa học vì phát triển công cụ xây dựng phân tử.
Tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah, 72 tuổi, hôm 7-10 đã trở thành nhà văn da màu thứ hai ở châu Phi hạ Sahara đoạt giải Nobel Văn học.
Giải thưởng danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 1,1 triệu USD). Khép lại mùa giải Nobel 2021 sẽ là lễ công bố giải Nobel Kinh tế diễn ra vào ngày 11-10.
Bình luận (0)