Kết quả này có lẽ khiến giới lãnh đạo Triều Tiên không khỏi bị sốc, nhất là khi nền kinh tế nước này từng tăng trưởng đến 3,9% năm trước đó. Sự sụt giảm cho thấy tác động của việc Liên Hiệp Quốc tăng cường trừng phạt lên Bình Nhưỡng vì chương trình vũ khí hạt nhân.
Là quốc gia dẫn đầu chiến dịch cô lập và gây sức ép Triều Tiên, Mỹ khăng khăng lệnh trừng phạt vẫn có hiệu lực trong thời gian thương thảo hạt nhân. Dù vậy, Washington không còn sử dụng cụm từ "sức ép tối đa" nữa và Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ không thúc đẩy thêm biện pháp trừng phạt.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju thăm Nhà máy mỹ phẩm Sinuiju Ảnh: REUTERS
Sự kiện Triều Tiên ngưng thử hạt nhân, tên lửa và một loạt hội nghị thượng đỉnh vừa qua khiến Nga, Trung Quốc ủng hộ dỡ bỏ các trừng phạt nặng nề nhất. Hoạt động giao thương dọc biên giới Trung Quốc - Triều Tiên gia tăng mấy tháng gần đây trong lúc có bằng chứng tàu Trung Quốc và Nga chuyển nhiên liệu cho tàu Triều Tiên. Hàn Quốc cũng tin rằng đã đến lúc giảm sức ép lên nước láng giềng trong bối cảnh 2 miền Triều Tiên thăm dò hợp tác kinh tế.
Triều Tiên phủ nhận chuyện nước này ngồi vào bàn đàm phán là do áp lực kinh tế. Ngược lại, họ nói đã phát triển hạt nhân và tên lửa đến mức độ mong muốn nên chuyển sang phát triển kinh tế. Một dấu hiệu chứng tỏ sự chuyển hướng này là nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có 11 chuyến thị sát kinh tế và 3 chuyến giám sát quân sự trong năm nay (so với lần lượt 15 chuyến kinh tế và 30 chuyến quân sự vào năm ngoái).
Dù vậy, Nhật Bản vẫn muốn duy trì sức ép tối đa. Nước này nghi ngờ việc giảm nhẹ sức ép sẽ giúp Bình Nhưỡng vừa bảo vệ được vũ khí hạt nhân vừa phát triển kinh tế. Hơn nữa, không có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên sẵn sàng lưu tâm đến vấn đề những người Nhật bị bắt cóc. Nhật Bản phải tiếp tục hợp tác với Mỹ và các đối tác ngoại giao khác để giữ nguyên sức ép tại Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên!
Bình luận (0)