xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dù có chết cũng phải về Triều Tiên!

XUÂN MAI

"Người đào tẩu Triều Tiên ở Hàn Quốc bị đối xử như tàn thuốc vứt trên đường. Tôi không muốn con gái mình sống như thế" - bà Kim Ryon-hui tâm sự

Kể từ thời điểm đặt chân đến thủ đô Seoul - Hàn Quốc, bà Kim Ryon-hui lúc nào cũng nuôi ý định trở về Triều Tiên. Đây được xem là khao khát hiếm hoi trong số khoảng 30.000 người Triều Tiên đào tẩu đang sống ở Hàn Quốc, trong đó không ít người bất chấp tính mạng ra đi chỉ vì muốn thoát khỏi cuộc sống khó khăn ở quê nhà.

Khao khát về nhà

Sự quyết tâm mãnh liệt trở về nhà giúp bà Kim được xem là người hùng ở Triều Tiên. Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4 vừa qua, người phụ nữ này hy vọng giấc mơ hồi hương trở thành sự thật. Giới chức Triều Tiên cũng liên tục yêu cầu phía Hàn Quốc để bà Kim về nước và nhấn mạnh đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đoàn tụ nào giữa các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Bi kịch xảy ra khi bà Kim đến Trung Quốc để điều trị bệnh vào năm 2011 nhưng không có tiền trả viện phí. Sau đó, bà gặp một người môi giới chuyên đưa công dân Triều Tiên đến Hàn Quốc. Người này thuyết phục bà Kim đến Hàn Quốc để kiếm nhiều tiền hơn và trở về sau vài tháng. Ngay khi đặt chân đến quốc gia láng giềng, người phụ nữ nhận ra đó là tấm vé một chiều.

Giống những người đào tẩu Triều Tiên, bà Kim bị nhân viên Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) thẩm vấn và yêu cầu ký cam kết không hỗ trợ miền Bắc. Việc tự động trở thành một công dân Hàn Quốc khiến bà Kim không thể trở lại Triều Tiên nếu không có sự cho phép của chính quyền Seoul.

Bà Kim quyết định đăng ký làm hộ chiếu nhưng bị từ chối khi chính quyền Seoul phát hiện nơi bà muốn đến là Bình Nhưỡng. Không bỏ cuộc, người phụ nữ này cố làm giả hộ chiếu nhưng bị bắt và kết án 2 năm tù. Sau 10 tháng tù giam, bà Kim được trả tự do vào năm 2015. Không ngừng đấu tranh suốt 7 năm qua để được đoàn tụ cùng chồng và con gái ở Bình Nhưỡng, bà Kim đã tổ chức các cuộc biểu tình, những buổi nói chuyện ở nhiều nơi và gửi đơn cầu cứu Liên Hiệp Quốc với nội dung bà đang bị mắc kẹt ở một nơi xa lạ.

"Tôi không biết mình đã sống 7 năm qua như thế nào. Tôi không nghĩ mình có thể chờ lâu hơn nữa" - người đào tẩu bất đắc dĩ trải lòng. Khi đi vòng quanh Hàn Quốc kêu gọi được trở về Triều Tiên, bà nhiều lần đối mặt câu hỏi tại sao phải làm thế khi sống ở đất nước mới thoải mái hơn nhiều.

"Bản thân sung sướng thế nào đi chăng nữa nhưng không thể chia sẻ với gia đình thì cũng vô nghĩa" - bà nói. Bà cũng bác bỏ một số gợi ý giúp gia đình ở Triều Tiên sang Hàn Quốc bởi theo bà, những người Triều Tiên đào tẩu bị xem là công dân hạng hai và không muốn con gái có cuộc sống như thế. "Người đào tẩu Triều Tiên bị đối xử như tàn thuốc vứt trên đường" - bà Kim so sánh.

Dù có chết cũng phải về Triều Tiên! - Ảnh 1.

Cựu điệp viên Seo Ok-yeol liệt giường trong năm tháng cuối đời nhưng vẫn trông ngóng về quê nhà Ảnh: AP

Chết ở nơi được tôn trọng

Phân nửa người Triều Tiên đang sống ở Hàn Quốc than phiền họ bị phân biệt đối xử từ các nhà tuyển dụng, đồng nghiệp cho đến cả người lạ trên phố. Từng có một cuộc sống dễ chịu khi còn là thợ may ở Bình Nhưỡng trong khi chồng là bác sĩ quân y, bà Kim hiện phải ở trong ngôi nhà xập xệ cùng với nhiều đồng hương muốn trở về quê nhà khác.

Hầu hết họ là cựu binh cao tuổi sống ở miền Nam kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và khát khao được chết ở nơi mình sinh ra. Thế nhưng, hình ảnh cố hương trong họ giờ chỉ còn là những ký ức phai nhạt.

Không khá hơn tình trạng của bà Kim, ông Kwon Chol-nam tự nguyện đến Hàn Quốc kiếm tiền để trả viện phí cho con trai sau khi được một người môi giới thuyết phục. Nhưng từ lúc đến đây, ông chưa bao giờ nguôi hối hận bởi liên tục gặp khó khăn về tài chính và phân biệt đối xử, đến mức bị quỵt tiền lương. Trong một lần cự cãi với sếp, ông Kwon bị bắt. Chính từ giây phút ngồi trong đồn cảnh sát, ông Kwon hạ quyết tâm phải quay về Triều Tiên.

Người đàn ông này đang sống một mình trong căn nhà thuê với giá khoảng 197 USD/tháng ở ngoại ô Seoul và chưa bao giờ từ bỏ hy vọng đoàn tụ với người thân ở Triều Tiên. "Tiền cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là được đối xử như con người" - ông Kwon bức xúc. Nhiều lần cố tìm cách về Triều Tiên khiến ông Kwon phải ngồi tù nhiều tháng.

So với ông Kwon, hy vọng về nhà của cựu điệp viên Triều Tiên Seo Ok-yeol càng mong manh hơn. Trải qua 6 thập kỷ nơi đất khách, ông Seo từng ngồi tù 29 năm, bị tra tấn trước khi sống cảnh nghèo khổ và chịu sự giám sát của cảnh sát Hàn Quốc. Giờ đây, ông cụ 89 tuổi nằm liệt giường này chỉ có nguyện vọng duy nhất là "chết tại nơi mình được tôn trọng".

Tuy nhiên, có thể đã quá muộn để cựu điệp viên được gặp lại vợ con. Giống nhiều cựu điệp viên khác, ông Seo không thể nói lời tạm biệt vợ và 2 con trai khi ra đi. Ông không tái hôn và nếu vợ ông còn sống thì bà khoảng 87 tuổi.

Ông Seo là một trong 19 điệp viên Triều Tiên thời chiến tranh lạnh trải qua nhiều năm trong trại giam Hàn Quốc và không ngừng đấu tranh để được trở về nhà. Dù được trả tự do nhưng chính quyền Seoul từ chối hồi hương họ trong lúc chờ động thái tương tự từ Bình Nhưỡng. Sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4 vừa rồi, cựu điệp viên Yang Hee-chul, 82 tuổi, không giấu được nỗi vui mừng: "Tôi khóc vì hạnh phúc. Vấn đề của chúng tôi đã nhen nhóm hy vọng". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo