Chưa bao giờ mất hơn 800 điểm/ngày, đến giữa phiên buổi sáng 24-8, chỉ số Dow Jones còn giảm 325 điểm. Trong khi đó, toàn bộ 10 lĩnh vực chính của chỉ số S&P 500 điều sụt giảm, trong đó sức khỏe và tài chính rớt khoảng 3%.
Cổ phiếu của Apple giảm khoảng 13%, có lúc xuống còn 92 USD/cổ phiếu, tức mất gần 80 tỉ USD giá trị thị trường.
Giá trị đồng USD giảm 1,6%, xuống mức thấp nhất 7 tháng qua, đẩy lùi triển vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Hiện chỉ còn 24% nhà đầu tư tin Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 9, giảm so với mức 30% của cuối tuần trước và 46% của tuần trước nữa, theo Reuters.
Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đỏ rực. Các chỉ số FTSE 100 (Anh), CAC (Pháp) và DAX (Đức) giảm lần lượt 4,67%, 5,3% và 4,7% khi thị trường đóng cửa ngày 24-8. Chịu ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu là Hy Lạp, giảm khoảng 10,5%.
Thị trường chứng khoán toàn cầu náo loạn sau khi thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) đóng cửa với mức giảm 8,5%, mất sạch mức tăng trưởng từ đầu năm đến giờ.
“Hòa nhịp” cùng chứng khoán, giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm rưỡi qua, ở Anh là dưới 44 USD/thùng và ở Mỹ là dưới 39 USD/thùng. Trong năm nay, các cổ phiếu lĩnh vực dầu và khí đốt của Mỹ dã mất khoảng 310 tỉ USD giá trị thị trường.
Giá nhiều loại hàng hóa đồng loạt chịu ảnh hưởng, chỉ số hàng hóa Bloomberg với 22 loại vật liệu thô giảm 1,7%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-1999. Nhiều mặt hàng như các kim loại công nghiệp và nông sản giảm giá xuống mức kỷ lục trong nhiều năm. Tại thị trường London, giá đồng và nhôm chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong khi đó, đồng rúp Nga mất giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 24-8, tỉ giá rúp/euro xuống đến mức thấp nhất kể từ ngày 15-12-2014. Tỉ giá của USD và euro so với rúp lần lượt là 71,28 rúp/USD và 81,55 rúp/euro. Ngoài nguyên nhân giá dầu giảm, giới chuyên gia cho rằng đồng rúp mất giá còn do lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc.
Bình luận (0)