xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19: Chuyện dạy, học và phạt - nhìn từ Singapore

Bài và ảnh: TRI ANH (từ Singapore)

Bộ Lao động Singapore đã thông báo với lao động người nước ngoài nếu quay trở lại nước này thì phải gửi báo cáo y tế cho bộ 10 ngày trước khi nhập cảnh

Vậy là bắt đầu từ thứ hai tuần sau, con trai tôi và các học sinh ở Singapore bắt đầu bước vào học kỳ II năm học 2020. Một năm học ở Singapore có 4 học kỳ kéo dài từ ngày 2-1 đến giữa tháng 11 hằng năm; giữa các học kỳ, học sinh được nghỉ từ 1 đến 6 tuần. 

Kể từ mùa dịch Covid-19, theo quy định của Bộ Giáo dục, một trong những vật dụng mà phụ huynh chúng tôi bắt buộc phải chuẩn bị cho các con khi đến trường là nhiệt kế điện tử. Cẩn thận, tôi còn bắt con trai mang theo nước rửa tay khô và khẩu trang. Để hạn chế việc tập trung đông người, các con sẽ không tập trung dưới sân trường để chào cờ mỗi ngày mà sẽ chào cờ trong lớp học.

Sau khi chào cờ, dưới sự giám sát của cô giáo, bọn trẻ sẽ lấy nhiệt kế tự đo thân nhiệt và ghi chú nhiệt độ ngày hôm đó vào sổ liên lạc. Trường cũng tính toán lại giờ nghỉ giải lao để số lượng học sinh hiện diện ở căng-tin nhà trường là ít nhất. Dung dịch nước rửa tay khô đã được để tăng cường thêm trong lớp, các vòi nước vệ sinh cũng đã được lắp đặt từ trước ở nhiều nơi trong trường.

Covid-19: Chuyện dạy, học và phạt - nhìn từ Singapore - Ảnh 1.

Học sinh Singapore chuẩn bị nhiệt kế điện tử mang đến trường đo thân nhiệt tại lớp học

Một trong những điều không thể thiếu là đưa chương trình giáo dục tình hình và những ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào nội dung học tập chính thức. Ở trường tiểu học công lập Farrer Park, mỗi tuần con tôi có 3 tiết học môn giáo dục công dân và tính cách (CCE), trong đó đề cập nhiều thông tin về bệnh dịch và khả năng lây nhiễm của chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra dịch Covid-19. 

Các môn học ngoại khóa như quần vợt, bóng chày, nghệ thuật, bơi lội, nhảy... cũng vừa được Bộ Giáo dục Singapore thông báo sẽ tạm ngưng trong suốt 2 tuần đầu tiên của học kỳ mới.

Trước kỳ nghỉ học kỳ đầu tiên, qua phần mềm Parents Gateway và ClassDojo (các ứng dụng của Bộ Giáo dục Singapore), phụ huynh chúng tôi được yêu cầu đăng ký nơi nghỉ giữa kỳ của gia đình và nộp lại cho Bộ Giáo dục. 

Với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19 ở Singapore, bất cứ những ai đi ra khỏi Singapore và quay lại sau 0 giờ ngày 14-3 đều buộc phải thực hiện hình thức nghỉ phép tại nhà (Leave of Absence-LOA). Phần lớn các giáo viên, học sinh đi du lịch đều phải LOA, đồng nghĩa với không được đến trường trong vòng 14 ngày.

Covid-19: Chuyện dạy, học và phạt - nhìn từ Singapore - Ảnh 2.

Cảnh sát Malaysia đứng gác bên ngoài nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Kuala Lumpur, nơi bị xem là nguồn lây nhiễm cho nhiều người ở Đông Nam Á Ảnh: REUTERS

Học sinh sẽ được học qua chương trình e-learning, một dạng cổng thông tin học tập Bộ Giáo dục Singapore tạo ra nhằm giúp các học sinh không bị bỏ rơi trong tình huống các bạn vẫn đi học mỗi ngày. Mỗi ngày, cô giáo và các bạn trưởng nhóm học tập vẫn gọi điện thoại để cập nhật hoặc giải thích bài vở cho các bạn LOA.

Việc tự cách ly tại nhà ở Singapore được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí là khắt khe. Mới đây, Bộ Lao động Singapore (MOM) đã thông báo với lao động người nước ngoài nếu quay trở lại Singapore thì phải gửi báo cáo y tế cho MOM 10 ngày trước khi nhập cảnh nước này. Phải được phép quay lại thì mới cho nhập cảnh, còn hạ cánh ở Singapore mà không thực hiện quy trình này thì họ sẽ bị thu hồi giấy phép làm việc.

MOM cũng thu hồi thẻ cư trú, giấy phép làm việc của các lao động người nước ngoài vì đã không tuân theo quy định tự cách ly và làm việc tại nhà trong vòng 14 ngày. Tính đến cuối tháng 2, MOM đã phạt 14 lao động người nước ngoài, trong đó 11 người đã bị thu hồi thẻ cư trú, giấy phép làm việc và buộc về nước trong vòng 24 giờ, trong số đó có 6 lao động nước ngoài vĩnh viễn không được làm việc ở Singapore. 15 chủ công ty vì vi phạm yêu cầu cách ly tại nhà cũng bị thu hồi giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài trong 2-3 năm.

Người thuộc diện giám sát cách ly tại nhà không được ra khỏi nhà trong vòng 14 ngày. Họ bắt buộc phải tải về điện thoại phần mềm WhatsApp, người của chính phủ Singapore sẽ gọi điện thoại có video để kiểm tra xem người đang cách ly có ở nhà không. Trong ngày sẽ có nhiều người bị cách ly buộc phải yêu cầu mở bản đồ định vị vị trí, nếu không ở trong nhà thì cảnh sát sẽ có mặt ngay để khống chế. 

Đông Nam Á siết các biện pháp phòng chống dịch

Indonesia hôm 19-3 trở thành quốc gia có số người chết vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) cao nhất Đông Nam Á với 25 ca.

Trong số đó, 17 ca tử vong được ghi nhận tại thủ đô Jakarta. Cùng ngày, nước này thông báo có thêm 82 ca nhiễm mới, nâng tổng số người dương tính với Covid-19 lên 309. Trước đó, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng nước này cần lập tức tăng cường thực hiện xét nghiệm cho người dân.

Tại Campuchia, số ca mắc Covid-19 tăng gấp 3 lần kể từ cuối tuần qua. Chính quyền Campuchia hôm 18-3 ghi nhận 37 trường hợp nhiễm, tăng từ 12 ca kể từ hôm 15-3. Hầu hết các trường hợp nhiễm là công dân nước ngoài hoặc người Campuchia hồi hương gần đây. Ít nhất 24 người trong số này hồi cuối tháng trước tham dự sự kiện tôn giáo ở một nhà thờ Hồi giáo tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia, có liên quan đến hơn 400 ca nhiễm ở Malaysia. Những người đến từ các nước Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý bị cấm nhập cảnh Campuchia trong 30 ngày, có hiệu lực từ hôm 17-3, trong khi lệnh cấm tương tự đối với người đến từ Iran được áp dụng từ hôm 18-3.

Trong khi đó, Malaysia có khả năng triển khai quân đội nếu người dân không tuân thủ lệnh phong tỏa của chính quyền nhằm ngăn sự lây lan của dịch Covid-19. Theo trang Bloomberg, Malaysia đã ban bố lệnh cấm công dân ra nước ngoài trong khi đóng cửa trường học, cửa hàng và nhiều dịch vụ công cộng cho đến ngày 31-3 để chống đại dịch.

Cảnh sát nước này cũng đang tìm kiếm 4.000 người tham gia một sự kiện tôn giáo diễn ra từ ngày 27-2 đến 1-3. Hơn 1/2 trong số 790 ca nhiễm tại Malaysia, quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất Đông Nam Á, liên quan đến sự kiện thu hút tới 16.000 người tham dự.

Xuân Mai

Cột mốc quan trọng tại Trung Quốc

Châu Âu đã vượt qua Trung Quốc đại lục về số ca nhiễm Covid-19 và số trường hợp tử vong vì dịch bệnh này. Theo thống kê của trang Bloomberg hôm 19-3, tổng số ca nhiễm ở châu Âu là hơn 85.000, so với 80.900 ca ở Trung Quốc. Tổng số ca tử vong tại châu Âu là gần 4.000, so với khoảng 3.200 của Trung Quốc.

Đáng chú ý, cuộc chiến chống Covid-19 tại Trung Quốc đã đạt được cột mốc quan trọng hôm 18-3 khi không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19-3, tâm dịch Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, không phát hiện bất kỳ ca nhiễm mới nào, cả trong nước lẫn đến từ nước ngoài.

16-Do hoa trang 16-1

16-Bieu do 16 -2

Số liệu tính đến 19 giờ ngày 19-3

Dù vậy, sự tiến triển nói trên đang đối mặt thách thức không nhỏ khi số ca nhiễm mới đến từ nước ngoài đã tăng lên 34 ca - mức cao nhất trong 2 tuần qua. Tổng số ca Covid-19 từ nước ngoài vào Trung Quốc đại lục đến nay là 189. Điều này làm dấy lên nỗi lo về làn sóng lây nhiễm thứ 2 đến từ những ca từ nước ngoài trong bối cảnh bình quân có khoảng 20.000 người đáp các chuyến bay đến Trung Quốc mỗi ngày.

H.Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo