xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơn bão "ngàn vết cắt"

LINH SAN

Giới chuyên gia cảnh báo cái giá phải trả về mặt ngoại giao sẽ kéo dài nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Sau khi thảo luận về vấn đề Iran và Triều Tiên với các lãnh đạo quan trọng nhất của quân đội Mỹ hôm 5-10, Tổng thống Donald Trump bất ngờ phát ngôn một cách đầy ẩn ý quanh "cơn bão" sắp đến, khiến nhiều người không khỏi thấp thỏm.

Cơn bão nào?

"Có thể đây là khoảnh khắc yên tĩnh trước một cơn bão" - tổng thống Mỹ mở lời khi cùng đệ nhất phu nhân Melania Trump chụp ảnh lưu niệm với các quan chức quân sự và phu nhân trước bữa tối tại Nhà Trắng. Cánh phóng viên Nhà Trắng - vốn được triệu tập đột xuất và gấp gáp trong đêm 5-10 tới ghi nhận bữa tối - đã gặng hỏi tổng thống rằng "cơn bão nào?" nhưng chỉ nhận được câu trả lời bị bỏ lửng "hồi sau sẽ rõ".

Cơn bão ngàn vết cắt - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại cuộc họp với các lãnh đạo quân sự cấp cao ở Nhà Trắng hôm 5-10 Ảnh: AP

Nhà Trắng chưa phản hồi về các đề nghị làm rõ phát ngôn gây nhiều suy đoán của ông Donald Trump. Trong khi đó, Reuters ngày 6-10 cho biết khi họp với các quan chức quân sự cấp cao trước lúc chụp hình nêu trên, ông chủ Nhà Trắng đã nói về mục tiêu phi hạt nhân hóa đối với Triều Tiên và ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân.

"Chế độ Iran trợ giúp chủ nghĩa khủng bố và xuất khẩu bạo lực, hỗn loạn khắp Trung Đông. Đó là lý do chúng ta phải chấm dứt sự khiêu khích không ngừng cũng như tham vọng hạt nhân của ước này" - ông Donald Trump nhấn mạnh.

Một số hãng truyền thông Mỹ cùng ngày xác nhận điều gây nghi ngại ở Washington và nhiều nước liên quan trong thời gian gần đây, đó là Tổng thống Donald Trump vào tuần tới sẽ không chứng nhận thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015 với Iran, lấy lý do nó không phục vụ lợi ích an ninh đất nước. Động thái này sẽ khởi động một quá trình kéo dài 60 ngày ở quốc hội Mỹ nhằm xem xét có tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran hay không.

Theo tờ Guardian, một quyết định như vậy có thể châm ngòi cho sự sụp đổ của thỏa thuận lịch sử được Iran và Nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức) ký vào tháng 7-2015, khiến tình trạng bế tắc căng thẳng về chương trình hạt nhân Iran quay lại Trung Đông. "Bước đi này có thể giết chết thỏa thuận bằng cả ngàn vết cắt" - ông Kelsey Davenport, từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (Mỹ), chua xót.

Nguy cơ mất uy tín

Theo Reuters, các cố vấn an ninh cấp cao của Nhà Trắng đã nhất trí với bước đi không chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận nêu trên của ông Donald Trump. Tuy nhiên, cả Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh Quốc gia HR McMaster đều được cho là đã khuyên ông chủ Nhà Trắng không bỏ rơi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuần rồi đã khẳng định việc duy trì thỏa thuận - Iran chấp nhận những kiềm chế nghiêm ngặt đối với chương trình hạt nhân để đổi lấy giảm bớt trừng phạt - có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Mỹ, tướng Joseph Dunford, gần đây cũng nói động thái rút khỏi thỏa thuận đa phương - vốn có cả chữ ký của những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - sẽ ảnh hưởng tới uy tín Washington và gây trở ngại cho những thỏa thuận an ninh trong tương lai.

Cùng chia sẻ những quan điểm này, giới chuyên gia cảnh báo cái giá phải trả về mặt ngoại giao sẽ kéo dài. Các đồng minh của Mỹ chắc chắn không khỏi phẫn nộ và các quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ thêm phần xấu đi, sau khi đã bắt đầu lung lay kể từ hành động rút khỏi một thỏa thuận quốc tế khác trước đó - Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - của chính quyền của ông Donald Trump.

Mặt khác, động thái rút lui của Mỹ trong khi Iran chưa có dấu hiệu từ bỏ thỏa thuận cũng có thể cho phép Tehran khẳng định vị thế là một bên biết lý lẽ hơn so với Washington trên trường quốc tế. Chưa hết, chiến lược của ông Donald Trump còn gây suy yếu vị thế đàm phán của Mỹ với các đồng minh Liên minh châu Âu (EU) và Nga, Trung Quốc - những nước cũng đã thể hiện rõ họ thấy không có lý do gì để khơi lại thỏa thuận này và cũng không có ý định theo chân Mỹ.

Theo Guardian, các nước châu Âu có chữ ký trong thỏa thuận - gồm Anh, Pháp và Đức - vừa không ngừng hối thúc Tổng thống Donald Trump "ở lại" vừa tập trung vận động quốc hội Mỹ không tái trừng phạt Iran. Các lãnh đạo doanh nghiệp hội tụ tại Diễn đàn Iran - châu Âu ở Thụy Sĩ trong tuần rồi nói họ đã chuẩn bị mọi thứ có thể để cứu thỏa thuận khi Mỹ rút lui. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo