Cụ Sang-yeon chia tay con gái 65 năm về trước tại quê nhà ở tỉnh miền Tây Triều Tiên và hứa sớm quay lại. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến, ông bị chuyển đến Hàn Quốc sau khi bị binh sĩ Mỹ bắt giữ. “Cha, cha, cha đã để con gái mình ở lại đây” – bà Song-ok xúc động vừa khóc vừa nói.
Ngoài trường hợp cụ Sang – yeon còn có nhiều cặp gia đình khác cũng trong những hoàn cảnh bi thương của sự chia cắt.Trong vòng hội ngộ thứ hai này có khoảng 250 công dân thuộc 90 gia đình bị ly tán đã bắt đầu đoàn tụ với người thân. Một trong những câu chuyện đầy xúc động đó là trường hợp ông Jun Kyu-myung, 86 tuổi, hiện ở Hàn Quốc, nắm chặt tay vợ mình là Han Eum-jeon, hiện ở Triều Tiên. Đây là lần gặp đầu tiên của cả hai sau cuộc chiến liên triều năm 1950-1953.
Kyu-myung và Eum-jeon phải chia tay nhau chỉ sau 2 năm kết hôn bởi chiến tranh, 65 năm sau, họ nắm tay nhau mà nước mắt ngập tràn. “Em vẫn rất đẹp. Bây giờ có chết đi tôi cũng chẳng hối tiếc gì cả!” – ông Kyu-myung nói.
Ngồi trên xe lăn, cụ Lee Bok-soon, 88 tuổi, ôm chặt con trai Jung Gun-mok, 64 tuổi. “Con trai mẹ vẫn còn sống. Đừng khóc, mẹ!” – Gun-mok an ủi mẹ đang nước mắt đầy mặt.
Vòng đoàn tụ thứ nhất trong đợt này diễn ra trong vòng 3 ngày, vừa kết thúc vào 22-10 cũng tại khu nghỉ dưỡng Kimgang. Hơn 66.000 người thuộc các gia đình bị phân ly bởi cuộc chiến liên Triều. Cuộc chiến này kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải hiệp ước hòa bình. Vì thế, công dân hai bên không liên lạc được với nhau trong nhiều thập kỷ. Việc đoàn tụ gia đình hai bên trở thành vấn đề nhân đạo cấp bách bởi hầu hết những người thuộc thời này đều đã già. Trước đó, 129.700 người Hàn Quốc trong danh sách chờ các đợt đoàn tụ đã chết.
Cuộc đoàn tụ gia đình đầu tiên được tổ chức sau khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất năm 2000. Từ đó đến nay, hai bên tổ chức 20 cuộc đoàn tụ với 18.800 thành viên các gia đình.
Hàn Quốc và Triều Tiên thường xuyên căng thẳng vì vấn đề hạt nhân.
Bình luận (0)