xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến "chói tai"

ĐỖ QUYÊN

Triều Tiên tuyên bố xem chương trình loa phóng thanh tuyên truyền của Hàn Quốc là hành động chiến tranh và đe dọa sẽ cho nổ tung chúng

Kể từ khi bắt đầu nối lại cuộc "khẩu chiến" loa phóng thanh vào tháng 8-2015, hệ thống loa phát thanh công suất lớn từ Hàn Quốc và Triều Tiên tại khu vực phi quân sự (DMZ) vẫn ngày đêm trút vào đối phương những "bài ca" đậm màu sắc tuyên truyền.

Từ tin tức đến K-pop

Được cho là phong phú hơn về nội dung, song các chương trình phát thanh từ 11 điểm đặt loa Hàn Quốc (đây là con số được quân đội tiết lộ đầu năm 2016 và hiện chưa rõ có gia tăng hay không) ở khu vực đường giới tuyến được mệnh danh là đáng sợ bậc nhất thế giới cũng chỉ quanh quẩn chuyện thời tiết, tin tức trong và ngoài nước, tọa đàm dân chủ, rồi các giọng ca K-pop đình đám...

Tuy nhiên, những ngày gần đây, hệ thống loa với tầm xa có thể vươn tới 24 km này bắt đầu phục vụ một "món mới" lần đầu tiên xuất hiện, đó là tin tức cập nhật liên tục về vụ đào tẩu hiếm thấy của binh sĩ 24 tuổi từ Triều Tiên - người bị đồng đội nã đạn khi tìm cách vượt qua biên giới liên Triều tại khu vực an ninh hỗn hợp trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm hồi tháng trước.

Sau 11 năm im hơi lặng tiếng, Hàn Quốc chính là bên nối lại hoạt động của dàn loa truyên truyền vào ngày 15-8-2015 sau khi 2 binh sĩ của nước này bị thương nặng tại biên giới do trúng mìn được cho là do phía Triều Tiên gài đặt.

Một nỗi bức xúc nữa cũng khiến loa phóng thanh của Hàn Quốc không thể tiếp tục "nín nhịn" là việc Bình Nhưỡng đổi múi giờ mới hôm 14-8-2015. Đây chính là múi giờ được Triều Tiên áp dụng trước Thế chiến II.

Sự thay đổi trên khiến múi giờ của Triều Tiên không còn chung với Hàn Quốc và Nhật Bản. Tổng thống Hàn Quốc lúc đó, bà Park Geun-hye, gọi đây là quyết định "đáng tiếc" vì tạo thêm cản trở cho việc thống nhất hai bên.

Bên cạnh đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng cho rằng việc đổi giờ gây không ít khó dễ cho hoạt động của trung tâm công nghiệp Kaesong, nằm trên lãnh thổ Triều Tiên và khi đó có hàng trăm công ty Hàn Quốc hoạt động.

Không chịu kém miếng, 2 ngày sau khi Hàn Quốc mở loa, Triều Tiên cũng tái khởi động hệ thống loa phát thanh công suất lớn của mình dọc DMZ để tuyên truyền chống Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cuộc "đọ loa" nói trên chỉ mang tính nhất thời. Hai bên thực sự nối lại cuộc chiến loa phóng thanh thường xuyên từ tháng 1-2016. Lúc đó, Hàn Quốc chĩa loa sang hàng xóm, khoảng 2-6 giờ/ngày (bất kể ngày, đêm) để đáp trả vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng.

Và phía Triều Tiên cũng nhanh chóng đáp trả tương ứng với hành động bị nước này cáo buộc là chương trình phát thanh "tâm lý chiến" từ Hàn Quốc.

Cuộc chiến chói tai - Ảnh 1.

Vị trí các điểm bố trí loa phóng thanh Hàn Quốc dọc biên giới với Triều Tiên được giữ bí mật Ảnh: REUTERS

Đủ hình thức tuyên truyền

Về phía Hàn Quốc, mục tiêu trước hết là tuyên truyền cho binh lính Triều Tiên, khơi gợi ở họ sự ngờ vực với chế độ hoặc thậm chí là thôi thúc ý muốn đào thoát. Mục tiêu này đã xuyên suốt trong cả những đợt "loa chiến" trước khi hai bên đạt thỏa thuận tắt loa để tổ chức cuộc hội đàm quân sự cấp cao vào tháng 6-2004.

Gần đây, nội dung tuyên truyền từ đất nước kim chi có phần để tâm tới người nghe hơn khi bổ sung thông tin thời tiết, âm nhạc - được cho là thiết thực hơn khi đối tượng nhắm tới là binh lính Triều Tiên ở biên giới và cư dân quanh khu vực.

Trong khi đó, phía Triều Tiên mở rộng chương trình phát thanh từ 2 điểm ban đầu ra nhiều điểm hơn.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức giấu tên của chính phủ Hàn Quốc hồi năm 2016 nói rằng chương trình phát thanh chống Hàn Quốc của Triều Tiên "dường như phát đi từ mọi hướng mà chúng tôi đang phát sóng".

Theo BBC, những cuộc phát thanh từ phía Triều Tiên khó nghe hơn, có thể do chất lượng loa của đất nước thuộc hàng nghèo nhất thế giới này không bảo đảm nhưng nội dung cũng không có gì mới mẻ, luôn là những lời lên án gay gắt đối với Seoul và đồng minh.

Yonhap cho hay chương trình phát thanh của Triều Tiên khó có thể nghe rõ từ sâu bên trong biên giới Hàn Quốc mà chủ yếu để "tuyên truyền nội bộ và phát âm nhạc ca ngợi lãnh đạo Kim Jong-un". "Chúng tôi không chắc liệu có phải do nguồn điện năng hay công suất loa phóng thanh nhưng âm thanh rất yếu" - Yonhap dẫn lời một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc chê bai.

Giới quan sát cho rằng chất lượng âm thanh cũng chẳng phải điều Bình Nhưỡng quan tâm, âm thanh có thể không rành rọt nhưng những lần phát thanh của họ được cho là cũng đủ át tiếng loa ra rả những điều khiến Bình Nhưỡng khó chịu từ Hàn Quốc.

Sự khó chịu đó đã được chuyển tải thành những lời đe dọa sấm sét. Triều Tiên nói rằng họ coi chương trình phát thanh của Hàn Quốc là hành động chiến tranh và đe dọa sẽ phá nổ các loa phóng thanh của hàng xóm, dù vị trí những điểm đặt loa của nước này tới nay vẫn còn là bí mật.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn có một chương trình radio mang tên "Tiếng nói tự do" được truyền vào Triều Tiên bằng sóng vô tuyến. Tuy nhiên, cũng như các chương trình phát từ loa phát thanh, chương trình radio này đôi khi cũng bị gián đoạn. Triều Tiên được cho là đã can thiệp làm tắc nghẽn tín hiệu.

Các tổ chức hoạt động xã hội khác, như Nhóm Truyền thông Thống nhất, cũng phát radio vào Triều Tiên, mặc dù theo hướng trung lập hơn so với những nỗ lực của quân đội Hàn Quốc. Trong khi đó, các nhóm khác, phần lớn là từ những người đào thoát từ Triều Tiên sang Hàn Quốc, dùng bóng bay để thả tờ rơi, DVD, USD... qua biên giới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo