xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc khủng hoảng ở Iraq

NGÔ SINH

Khi bạo lực ở Iraq đạt đến mức độ chưa từng thấy trong nhiều năm, một số lượng không kể xiết người dân nước này lại một lần nữa tìm nơi chốn tị nạn

Trong suốt 30 năm qua, số lượng người Iraq rời bỏ đất nước và cư ngụ khắp thế giới ngày càng tăng. Liên Hiệp Quốc ước tính gần 2,2 triệu người Iraq đã chạy trốn khỏi nước này kể từ năm 2003, trong đó gần 100.000 người đến Syria và Jordan mỗi tháng trong khoảng thời gian 2003-2006. Còn hiện nay, mọi người Iraq có cơ hội đều rời bỏ đất nước ra đi.
img
Khi có cơ hội, mọi người Iraq đều muốn đi tị nạn Ảnh: LAT

Gây mất an ninh

Maki al-Nazzal, 57 tuổi, nhà phân tích chính trị thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, đã đến Amman - Jordan từ năm 2007. Giống như hầu hết mọi người tị nạn, ông Nazzal chẳng muốn gì hơn là có thể trở về quê hương. Tuy nhiên, sau khi về thăm TP Fallujah quê nhà được 1 tuần, ông đã quay lại Jordan. “Khi anh nói thật về những gì đang xảy ra ở Iraq, anh đều gặp nguy hiểm. Sau khi 2 con trai tôi bị bắt ở Fallujah, tôi đã rời bỏ Iraq. Tôi chẳng có sự chọn lựa nào khác ngoài việc bỏ nước ra đi” - ông Nazzal kể. Cuộc sống nơi đất khách quê người thật không dễ dàng chút nào. Kênh truyền hình Al Jazeera cho biết ông Nazzal đang phải vật lộn về mặt tài chính cũng như nhiều người Iraq khác ở Amman hiện nay.
img
Người tị nạn Iraq ngày càng nhiều khi bạo lực ngày càng tăng Ảnh: REUTERS

Dòng người Iraq chạy trốn tình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), hiện có 450.000 người Iraq sống ở Jordan. Một người đàn ông từ tỉnh al-Anbar, miền Tây Iraq, xác nhận: “Hầu như mọi người ở TP của tôi đều mong được ra đi”. Ông ta đến Jordan cách đây 3 tuần với mục đích thu xếp để đưa cả gia đình đến đây.

Những cuộc phản đối khắp các khu vực của người Sunni ở Iraq đã biến thành bạo lực khi các lực lượng của chính phủ bắt đầu ra tay sát hại những người chống đối. Hành động trấn áp bạo lực của chính phủ đã dẫn đến các vụ tấn công trả đũa và bạo lực ở Iraq ngày nay đang tồi tệ hơn nhiều năm trước đây. Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Iraq thông báo rằng có nhiều người chết khắp đất nước này trong tháng 4-2013 hơn bất kỳ tháng nào khác kể từ tháng 6-2008. Cụ thể, tổng cộng 712 người tử vong, bao gồm 117 thành viên các lực lượng an ninh Iraq. Lần gần đây nhất Iraq trải qua mức độ bạo lực như vậy là khoảng thời gian năm 2006-2007, khi đất nước này bên bờ vực nội chiến. Các số liệu của Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh mối quan ngại rằng an ninh ở Iraq đang bị hủy hoại một cách nhanh chóng.

“Tình hình ở Iraq hiện rất căng thẳng và tất cả chúng tôi đều ở trong tình trạng nguy khốn. Thường xuyên xảy ra bắt bớ, không có tự do ngôn luận và các lực lượng an ninh hoàn toàn bị chính trị hóa. Chúng tôi không thể ngủ yên ở đó bởi vì chúng tôi cứ lo lắng suốt. Chẳng ai có thể sống ở một đất nước như Iraq hiện nay” - một người đàn ông được gọi là Ahmed bày tỏ.

Tù nhân trong nhà mình

Ngày nay, có tư liệu chứng minh rõ ràng rằng chính phủ Iraq can dự vào các vụ bắt bớ, ám sát tùy tiện, tra tấn và cưỡng hiếp tù nhân. Theo những người được kênh truyền hình Al Jazeera phỏng vấn ở Iraq cũng như Jordan, các lực lượng an ninh tiếp tục nhằm vào những người Sunni.

Ahmed quả quyết: “Mọi người có cơ hội đều cố rời bỏ đất nước ra đi”. Ông cho biết ở TP quê nhà của ông, nếu người nào có khách lưu lại nhà vào ban đêm, họ phải đăng ký nơi cảnh sát. Và Ahmed nói như than thở: “Ai có thể sống trong tình trạng đàn áp như thế cơ chứ? Thời buổi này thậm chí còn tồi tệ hơn dưới thời Saddam Hussein”.

Nhiều người dân Iraq tâm sự tình hình của họ tuyệt vọng đến mức họ muốn bỏ việc ở Iraq, bán nhà để ra đi dù cho họ biết rõ rằng cuối cùng thì tiền bạc rồi cũng cạn dần ở Jordan. Khi đó, chắc chắn là họ cũng sẽ rơi vào tình trạng giống như Nazzal. Với vẻ bề ngoài mệt mỏi vì thiếu ngủ và căng thẳng, ông Ahmed nói: “Tôi và gia đình sống trong tình trạng tồi tệ như thế này đã 10 năm rồi. Chúng tôi hy vọng mọi sự trở nên tốt đẹp hơn nhưng nay, tình hình chỉ xấu thêm mà thôi”.

Một người đàn ông khác gần đây đã đến Amman cũng muốn giấu tên bởi vì sợ chính phủ trừng trị tội tiếp xúc với báo giới. Ông ta bộc bạch: “Tôi ra đi bởi vì tôi cảm thấy bản thân giống như tù nhân trong nhà của mình. Sống chẳng ra sống. Khi người ta bắt đầu tiến hành bắt bớ và giết chóc, nhất là trên cơ sở niềm tin giáo phái, tôi biết đã đến lúc phải ra đi. Khi các nhân viên an ninh dữ tợn đến nhà, chửi rủa vì chúng tôi là người Sunni và nguyền rủa các phụ nữ, chúng tôi biết đã đến thời điểm không thể tiếp tục ở lại”. Ba người bạn của ông cũng đã bán nhà cửa ở Baghdad và chuyển đến Jordan. Ông khẳng định: “Tôi biết nhiều người dân Iraq cũng đang cố ra đi”.

Một người Iraq từ Ramadi mới đến Jordan bởi vì ông ta lo sợ tình hình sẽ xấu hơn nữa. Ông cho biết cuộc sống của người dân Iraq trước đây cũng ổn định nhưng nay họ đang phải vật lộn để tồn tại không chỉ bởi vì tình hình kinh tế thật tồi tệ mà còn bởi các lực lượng của chính phủ thường xuyên tấn công họ. Cuộc sống ở Iraq mỗi lúc một xấu đi và người ta lo sợ tình hình sẽ trở nên vô định. Theo ông, có thể nói, mọi người ở Iraq có đủ tiền để rời khỏi đất nước đều đang tìm cách bỏ trốn đến Jordan.

Người tị nạn vô hình

Saleh al-Kilani, điều phối viên các vấn đề tị nạn của Bộ Nội vụ Jordan, quả quyết: “Cuộc khủng hoảng người tị nạn Iraq chưa bao giờ chấm dứt. Hầu hết mọi người Iraq sống ở Jordan đều đang tìm nơi cư trú và không có ý định trở về nhà”. Bác sĩ Mohammed al-Haddad, tình nguyện viên một tổ chức phi chính phủ, cho rằng trong 6 tháng qua ít nhất 10.000 người tị nạn đã đến Jordan từ Iraq và Syria. Khi phải đương đầu với dòng người tị nạn từ Syria tràn sang, chính phủ Jordan hầu như không thể xử trí làn sóng người tị nạn Iraq. Trong khi đó, ông Ned Colt, thuộc Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) - tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ người tị nạn ở Iraq và Jordan, cho biết: “Có một hiện tượng mà chúng tôi gọi là “người tị nạn vô hình”, tức những người không được đăng ký với UNHCR nên không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-10
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo