Các vụ tấn công này dường như có cùng kịch bản: Bọn hải tặc có vũ trang bắt tàu chở dầu nhỏ và rút hết nhiên liệu. Trong một số trường hợp, cướp biển phá hủy thiết bị định vị nhưng không làm hại các thủy thủ và trả tự do cho họ sau khi lấy hết hàng hóa.
Ngoài ra, theo trang Seatrade Global, một số tàu bị tấn công được thả ra nhanh chóng bởi không chuyên chở thứ mà bọn cướp biển cần - các sản phẩm dầu. Theo IMB, các vụ tấn công thường xảy ra ở ven biển trên biển Đông, chủ yếu là ngoài khơi đảo Bintan - Indonesia và Bintulu - Malaysia.
Con tàu chở dầu Naniwa Maru 1 của Singapore từng bị cướp biển tấn công hồi tháng 4-2014
Ảnh: AP
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một tàu chở dầu đăng ký ở Honduras bị cướp trên đường từ Singapore đến vịnh Thái Lan hôm 14-6. Bọn cướp nhốt thủy thủ đoàn, phá hỏng thiết bị liên lạc và lấy đi 629 tấn dầu MGO cùng các vật dụng trên tàu.
Cùng ngày, hải quân Malaysia, với sự hỗ trợ của Indonesia và Singapore, đã đập tan một âm mưu cướp tàu chở dầu ở ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này.
Bình luận (0)