Nhà chức trách Nga buộc tội Bazhanov cùng với các tòng phạm biển thủ 1 tỉ rúp của công ty nhà nước Rosagroleasing, doanh nghiệp nằm ở trung tâm xì-căng-đan tài chính, trong khoảng thời gian 2008-2009.
Bị can đã chia nhỏ số tiền trên ra và gửi một phần vào các ngân hàng ở Thụy Sĩ, nơi ông ta và gia đình đã từng sống một thời gian.
Tháng 10-2013, Nga đã yêu cầu Thụy Sĩ đóng băng các tài khoản của Bazhanov ở ngân hàng Thụy Sĩ.
Liên quan đến vụ Rosagroleasing, văn phòng công tố Thụy Sĩ cũng điều tra 2 giới chức của công ty nêu trên và đề nghị phía Nga trợ giúp pháp lý.
Theo 2 báo Đức Tages-Anzeiger và Der Bund, các nhà điều tra Nga cáo buộc Bazhanov sử dụng giấy tờ giả để xin tiền mua một cơ sở được dự định sản xuất dầu hoa hướng dương mặc dù cơ sở này không hề tồn tại. Bazhanov phủ nhận các cáo buộc, còn các luật sư của ông ta cho rằng 2 tờ báo này có động cơ chính trị.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nga ở London và đại sứ Alexander Yakovenko đã cáo buộc chính phủ Anh cố hạ thấp thanh danh của họ bằng cách buộc 4 nhà ngoại giao Nga phải về nước trong tháng này vì visa không được gia hạn.
Ngoài ra, phía Nga cũng bày tỏ nỗi quan ngại về điều gọi là “sức ép chính trị hoặc tâm lý” mà các giới chức hải quan Anh áp đặt lên các công dân Nga đến Anh, đồng thời cho rằng hành vi của London mang tính đối đầu và nhiều nguy cơ.
Đại sứ Yakovenko cho rằng chính phủ Anh đã đưa ra quyết định một cách cố ý nhằm làm xấu đi mối quan hệ giữa 2 nước.
Cuộc tranh cãi về ngoại giao kể trên nổi lên vào thời điểm mối quan hệ Anh-Nga căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, các máy bay quân sự Nga tiến sát không phận Anh và việc Anh tiến hành điều tra vụ cựu điệp viên KGB Alexander Litvinenko bị đầu độc ở London năm 2006.
Bình luận (0)