xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Đả hổ” tại Thượng Hải, Bắc Kinh

HUỆ BÌNH

Số lượng quan chức nhúng chàm bị phát hiện dường như không đủ để thuyết phục mọi người rằng chiến dịch chống tham nhũng đã thành công

Thông tin về 2 cuộc điều tra Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lã Tích Văn và Phó Thị trưởng TP Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn được công bố liên tiếp trong chưa đầy 24 giờ đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến chống tham nhũng nhắm vào 2 thành phố lớn của Trung Quốc.

Điều tra “đại tỉ”

Trưa 11-11, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) ra thông báo bà Lã vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và đang “tiếp nhận điều tra của tổ chức”. Bà trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Bắc Kinh bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng được Chủ tịch Tập Cận Bình phát động cuối năm 2012.

Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên bởi chỉ vài ngày trước đó, bà Lã vẫn tham gia hội nghị học tập mở rộng của Tổ trung tâm lý luận chính phủ thuộc Thành ủy Bắc Kinh cùng với Bí thư Bắc Kinh Quách Kim Long và Phó Bí thư kiêm Thị trưởng Vương An Thuận.

 

Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lã Tích Văn và Phó Thị trưởng TP Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn Ảnh: SCMP
Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lã Tích Văn và Phó Thị trưởng TP Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn Ảnh: SCMP

 

Tuy nhiên, theo trang tin Đa chiều của người Hoa ở nước ngoài, từ tháng 3-2015 đã xuất hiện thông tin bà Lã bị CCDI đưa vào tầm ngắm. CCDI không nêu nguyên nhân điều tra cụ thể song theo một số phương tiện truyền thông, hoặc do bà dính tham nhũng trong thời gian giữ chức Phó Bí thư quận Tây Thành của Bắc Kinh hoặc nhận hối lộ để bố trí nhân sự khi còn làm Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh.

Bà Lã, 60 tuổi, hiện là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy kiêm Viện trưởng Viện Hành chính học Bắc Kinh. Năm 2007, bà Lã giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh và ở cương vị này suốt 6 năm, được các chính khách ở Bắc Kinh gọi là “đại tỉ”.

Đổi chiến thuật săn cáo

Giống với trường hợp bà Lã Tích Văn, Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Khu Thương mại tự do Thượng Hải (FTZ) Ngải Bảo Tuấn là “hổ” lớn đầu tiên của Thượng Hải bị CCDI để mắt kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012.

Chưa đầy 10 phút sau khi thông tin điều tra ông Ngải được công bố hôm 10-11, Ban Thường vụ Thành ủy Thượng Hải mở cuộc họp. Tại đó, Bí thư Thượng Hải Hàn Chính khẳng định việc ông Ngải bị điều tra thể hiện ý chí đấu tranh chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Một nguồn tin thân cận với các nhà điều tra cho tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) cho hay Phó Thị trưởng Ngải bị nghi mắc sai phạm trong thời gian giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Gang thép Bảo Sơn và ông này đã bị “soi” từ nhiều tháng qua.

Trước đó, Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn từng cam kết sẽ không khoan nhượng với tham nhũng khiến nhiều người kỳ vọng cuộc chiến này sẽ lan sang Thượng Hải - cơ sở quyền lực của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

“Người ta tin rằng tham nhũng hiện diện ở khắp Trung Quốc và Thượng Hải, một trung tâm kinh tế, không thể là ngoại lệ. Dựa vào những thông báo công khai, số lượng quan chức bị phát hiện dường như không thể thuyết phục mọi người rằng chiến dịch chống tham nhũng đã thành công” - ông Hồ Tinh Đẩu, giáo sư của Viện Công nghệ Bắc Kinh, nhận định.

Trong lúc này, chiến dịch “săn cáo” nhằm truy bắt quan chức tham nhũng chạy ra nước ngoài buộc phải thay đổi chiến thuật do các nước phản đối Trung Quốc phái điều tra viên qua nước họ tìm kiếm. Thông tin trên được ông Lưu Kiến Siêu, quan chức phụ trách việc hồi hương nghi phạm tham nhũng, đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày 11-11.

Theo quan chức này, Bắc Kinh đang thương thảo với các nước liên quan để tìm kiếm sự giúp đỡ, đồng thời cam kết sẽ tuân thủ các thủ tục pháp lý, quy định của họ. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ không còn tự ý phái quan chức ra nước ngoài để thuyết phục nghi phạm hồi hương. Hãng tin Reuters cho biết chiến dịch “săn cáo” đã đưa hơn 600 nghi phạm tham nhũng về Trung Quốc tính từ đầu năm đến giờ.

 

Trấn áp hành vi gian lận viễn thông

254 nghi phạm liên quan đến đường dây lừa đảo viễn thông đã bị cảnh sát Trung Quốc đưa về nước từ Indonesia và Campuchia. Theo Bộ Công an Trung Quốc, những người này bị nghi liên quan đến 4.000 trường hợp gian lận viễn thông (gồm điện thoại và internet). Nạn nhân của bọn họ trải dài trên địa bàn hơn 20 tỉnh, thành phố khắp Trung Quốc và Hồng Kông.

Theo hãng tin AP, chi tiết về hành vi phạm tội của nhóm người nói trên không được tiết lộ. Trong những vụ bắt giữ trước đó, nghi phạm thường giả làm nhân viên ngân hàng, công ty viễn thông, tổ chức an sinh xã hội, cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Kế đến, chúng yêu cầu thanh toán các khoản lệ phí không tồn tại hoặc số dư tài khoản. Để tạo sự tin tưởng, một số kẻ đóng giả làm cảnh sát đang điều tra hoạt động buôn lậu ma túy và rửa tiền rồi đề nghị nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân để chứng tỏ sự vô can.

Đây là những nghi phạm đầu tiên được dẫn độ về nước kể từ khi Trung Quốc mở chiến dịch mới nhằm trấn áp loại tội phạm này vào tháng rồi. Chỉ tính riêng năm 2014, Bộ Công an Trung Quốc xử lý 6 triệu trường hợp gian lận viễn thông, phá 3.100 băng nhóm lừa đảo và bắt giữ hơn 20.000 nghi phạm.

Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo