Christine Pelosi - đại cử tri bang California, đồng thời là con gái của lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi – đã khởi xướng yêu cầu nói trên. Họ muốn nhận được tài liệu mật từ NIS trước khi bỏ phiếu vào tuần tới.
Bà Pelosi nói với đài ABC News rằng các thông tin NIS cung cấp có thể hữu ích đối với Quốc hội trước phiên điều trần của nội các.
Chín trong số 10 chữ ký đến từ các bang ứng viên Dân chủ Hillary Clinton giành chiến thắng.
“Luận cương Liên bang số 68 quy định mục đích cốt lõi của cử tri đoàn là ngăn chặn các thế lực nước ngoài can thiệp và đạt được mục tiêu trong hội đồng của chúng ta. Tình báo Mỹ đã đi đến kết luận một thế lực nước ngoài, cụ thể là Nga, đã can thiệp vào chiến dịch tranh cử với mục đích giúp Donald Trump giành thắng lợi” – thư viết.
“Các đại cử tri cần phải biết cơ quan tình báo Mỹ có đang điều tra mối quan hệ giữa Donald Trump, nhóm vận động tranh cử hoặc cộng sự của ông ta với sự can thiệp của chính phủ Nga, phạm vi cuộc điều tra cũng như những người đã tham gia vào cuộc điều tra, hay không” – bức thư cho biết thêm.
Chủ tịch nhóm tranh cử của bà Clinton, John Podesta, hôm 12-12 tuyên bố bức thư góp phần khoét sâu các vấn đề nghiêm trọng tồn tại trong cuộc bầu cử Mỹ.
Nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ điều tra
Các nghị sĩ Cộng hòa cấp cao nói rằng họ sẽ ủng hộ điều tra sâu hơn đối với các kết luận nói rằng các tin tặc Nga đã can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và Lãnh đạo Đa số Thượng Viện Mitch McConnell hôm 12-12 tuyên bố bất cứ sự can thiệp nước ngoài nào vào cuộc bầu cử đều không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, ông Podesta nhấn mạnh tình báo Mỹ “tin rằng chính phủ Nga giữ vai trò trong vụ tấn công mạng ngày 7-10 nhưng vấn đề này không được chú ý”.
“CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) đã xác định Nga can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng ta với mục đích hỗ trợ Donald Trump đắc cử. Đây là nỗ lực làm suy yếu nền dân chủ Mỹ chưa từng thấy trong lịch sử” – ông Podesta nói.
Giáo sư George C. Edwards III tại Trường ĐH Texas A & M, cho biết động thái trên sẽ mở đường cho nhóm cử tri phản đối ông Trump “lật kèo”. Có nghĩa là họ sẽ không bỏ phiếu cho ứng viên mình từng chọn trong cuộc bầu cử.
Trong khi đó, Điện Kremlin ngày 12-12, đã lên tiếng bác bỏ báo cáo mật của CIA, trong đó cáo buộc Nga đã cố gắng tác động vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng trước để giúp ông Trump đắc cử bằng cách tấn công mạng vào các cơ quan chính trị.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh báo cáo trên không dựa trên các thông tin xác thực và đáng tin cậy.
Ông nêu rõ: "Điều này giống như các cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ, không chuyên nghiệp, nghiệp dư, và không liên quan với thực tế."
Bình luận (0)