Ngay khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm nhập, CGA nhanh chóng điều động tàu tuần tra Cao Hùng tải trọng 3.000 tấn và 3 tàu tuần tra cỡ nhỏ 100 tấn đến quần đảo Pratas.
Vụ việc xảy ra hôm 22-3 nhưng hôm nay mới được truyền thông đưa tin.
Các tàu tuần tra Đài Loan nhìn thấy tàu cá Trung Quốc trong vùng biển cách quần đảo Pratas khoảng 7,5 hải lý.
Quần đảo Pratas cách Đài Loan khoảng 400 km về phía Tây Nam, nằm trong phần phía Bắc của biển Đông và hiện do Đài Bắc quản lý. Bắc Kinh gọi quần đảo này là Đông Sa và cũng tuyên bố chủ quyền, dẫn đến tranh chấp giữa 2 bên.
Tổng cộng 15 tấn bao gồm 21 loại san hô, 400 kg động vật có vỏ (trai, sò…) và 3 cá thể rùa biển màu xanh nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng bị thu giữ. CGA còn phát hiện 40 kg hóa chất độc hại dùng để giết cá trên tàu.
Toàn bộ 41 thuyền viên cùng chiếc tàu sau đó bị dẫn đến TP Cao Hùng để thẩm vấn. Một nguồn tin cho biết họ có thể bị nhà chức trách địa phương truy tố.
Cũng dịp này, CGA xua đuổi 11 tàu cá khác của Trung Quốc và tạm giữ 2 thuyền cắm cờ Trung Quốc để điều tra.
Cơ quan này cáo buộc tàu cá Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái rạn san hô ở biển Đông bằng các hành động khai thác san hô và động vật quý hiếm trái phép. CGA khẳng định sẽ tiếp tục truy quét tàu cá Trung Quốc có hành vi xâm phạm lãnh hải và hoạt động trái luật.
Malaysia đấu dịu với Trung Quốc?
Malaysia hôm 27-3 tỏ ra xuống thang khi giải quyết vụ 100 tàu Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của (EEZ) nước này gần bãi cạn Gugusan Beting Patinggi (tên khác là Luconia) ở biển Đông cách đó 2 ngày.
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết nếu thực sự tàu cá Trung Quốc tiếp cận bãi cạn trái phép, vấn đề “có thể được giải quyết song phương dựa trên quan hệ mạnh mẽ giữa 2 nước”.
Ông cũng khẳng định Kuala Lumnpur không huy động quân đội hay sử dụng biện pháp quân sự để giài quyết vấn đề xâm phạm lãnh hải của “tàu cá nước ngoài” trong trường hợp này.
Trước đó, Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) hôm 26-3 cho hay “chỉ có 82 tàu cá nước ngoài được nhìn thấy ở vùng biển ngoài khơi bang Sarawak hôm 25-3”.
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Giám đốc MMEA Ahmad Puzi Ab Kahar cho hay cơ quan này vẫn chưa thể xác định nước nào sở hữu các tàu đánh cá đó vì “thiếu dấu hiệu nhận dạng như cờ, biển đăng ký”.
Bình luận (0)