Theo đó, Đảng Pheu Thai đã ra lệnh cho các thành viên phải giữ im lặng và chờ đợi diễn biến sự việc. Trước mắt, đảng này tin rằng không phải ai cũng hoan nghênh quyết định của Tư lệnh Quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
Cựu Thủ tướng bị phế truất Yingluck Shinawatra hôm 23-5 cũng tới trình diện Hội đồng Gìn giữ hòa bình và trật tự (NPOMC) mới được tướng Prayuth thành lập chiều 22-5. Bà bị cấm rời khỏi đất nước.
Ông Thaksin Shinawatra. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bộ Tài chính Thái Lan ước tính thiệt hại từ chương trình cầm cố lúa gạo của chính phủ nước này vào khoảng 500 tỉ bath (15 tỉ USD) kể từ khi bước vào giai đoạn thực hiện. Con số này cao hơn so với mức 14,3 tỉ USD do Ngân hàng Thái Lan đưa ra. Mặc dù vậy, chính phủ vẫn phải trả số tiền nợ khoảng 2,5 tỉ USD cho nông dân. Hiện chính phủ tạm quyền Thái Lan đang gấp rút bán nguồn gạo dự trữ trong kho để huy động vốn lấy tiền trả nợ.
Sau khi thông tin đảo chính được phát rộng rãi trên các phuơng tiện truyền thông, phong trào phản đối quyết định của Tư lệnh Prayuth ngày càng dâng cao, đặc biệt là trên đường phố.
300 người biểu tình tập trung ở Bangkok hôm 23-5. Ảnh: Bangkok Post
Khoảng 300 người biểu tình, bao gồm cả sinh viên diễu hành từ Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô, trong khi 100 nhà hoạt động khác tập trung ở Trung tâm Nghệ thuật và Văn hóa Bangkok (BACC), đọc tuyên bố và thắp nến bày tỏ sự phản đối.
Bên cạnh đó, trước việc quân đội nắm quyền kiểm soát các đài phát thanh, truyền hình nhà nước tối 22-5, người dân Thái Lan đổ xô truy cập vào mạng xã hội Facebook, Twitter và Line để nêu ý kiến. Nhóm luật gia do giảng viên luật Đại học Thammasat thành lập đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính, song song với sự tham gia của nhiều tổ chức nhân quyền khác.
Bình luận (0)