Các tàu khu trục lớp 051C và lớp 052C của Trung Quốc đều được trang bị các tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62 và các con tàu này cũng có thể là mối đe dọa đối với các tàu sân bay Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hơn nữa, Trung Quốc vừa mua từ Nga 4 tàu khu trục lớp Sovremenny có trang bị tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270.
Ngoài tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của quân đội Trung Quốc - hiện Hải quân Trung Quốc sở hữu 15 tàu chiến lớp 054A mang tên lửa đất đối không HQ-16. Với năng lực bảo vệ hạm đội tàu Trung Quốc trước các máy bay xuất kích từ tàu sân bay Mỹ, tàu chiến lớp 054A cũng có thể đánh chìm tàu kẻ thù bằng tên lửa chống hạm C- 803.
Sau 4 năm khởi đóng, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ hạ thủy hôm 11-10.
Nếu một đội tàu sân bay Mỹ tiến đến vùng biển Trung Quốc, hải quân nước này cũng có thể điều động 10 tàu hộ tống lớp 056 và 40 tàu chiến có tên lửa chống tàu lớp 022, thực hiện chiến thuật chiến tranh du kích chống lại Hải quân Mỹ. Cả tàu hộ tống 056 và tàu 022 đều có thể phóng các loại tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803. Hải quân Mỹ sẽ mất đi 10% sức mạnh trong khu vực nếu 1 tàu sân bay bị đánh chìm.
Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc cũng không thể dễ dàng đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Theo tạp chí Forbes (Mỹ), Washington đã xây dựng các biện pháp đánh chặn để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Trung Quốc. Các máy bay không người lái tầm xa của Mỹ có thể phá hủy các hệ thống tên lửa của Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-35 với tầm chiến đấu từ 200 tới 300 hải lý giúp các tàu Mỹ "ra tay" mà không cần tiến vào bờ biển Trung Quốc.
Tờ Người đưa tin công nghiệp quân sự ước tính Hải quân Trung Quốc sẽ mất đi từ 30%-40% sức mạnh nếu muốn đánh chìm 1 tàu sân bay Mỹ. Trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột với hải quân Trung Quốc, vấn đề khó khăn nhất đối với Hải quân Mỹ là làm sao để điều động 11 tàu sân bay, 88 tàu chiến, 55 tàu tàu tác chiến cận bờ và 31 tàu chiến đổ bộ ở phía Tây Thái Bình Dương trong thời gian ngắn nhất.
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!