xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu chuyện hồi hương tay súng IS

Hoàng Phương

Một phụ nữ có biệt danh Bint Dahlia thuộc số hàng ngàn người đã rời châu Âu để đến sống tại cái gọi là đế chế Hồi giáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thời gian trước.

Giờ đây, người phụ nữ 38 tuổi này lại thuộc số hàng trăm người muốn hồi hương ngay cả khi các chính phủ châu Âu không muốn đón nhận họ.

Các nhà lãnh đạo lo ngại nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố và sự phản đối của người dân trong nước. Dù vậy, theo báo The Washington Post, các quốc gia châu Âu giờ đây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận cho hồi hương những công dân từng gia nhập IS.

Vào tuần rồi, một tòa án phúc thẩm ở Berlin phán quyết rằng chính phủ Đức phải cho hồi hương Bint Dahlia và 3 đứa con của bà đang mắc kẹt tại trại Al-Hol do người Kurd điều hành ở Syria. Luật sư Dirk Schoenian hy vọng phán quyết này sẽ tạo tiền lệ giúp 20 bà mẹ người Đức khác và 40 đứa trẻ mà ông đang đại diện. Tại nước láng giềng Hà Lan, một tòa án gần đây cũng buộc chính phủ tiến hành thủ tục nhận lại 56 đứa trẻ từ các trại tị nạn ở Syria và cho phép mẹ của các trẻ em này trở về nếu thấy cần thiết.

Đau đầu chuyện hồi hương tay súng IS - Ảnh 1.

Một số công dân Đức là thành viên IS và người thân của họ đến sân bay Tegel ở thủ đô Berlin hôm 14-11 sau khi bị Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất. Ảnh: Reuters

Nghiên cứu gần đây của Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia (Bỉ) ước tính hiện có ít nhất 1.200 thành viên IS bị giữ tại các trại ở Syria, trong đó phần lớn là trẻ em. Công dân Đức và Pháp chiếm tỉ lệ lớn nhất. Kể từ khi IS mất hầu hết lãnh thổ ở Syria và Iraq, chuyện hồi hương các tay súng tổ chức này là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia châu Âu. 

Bà Sofia Koller, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Đức, giải thích rằng không ai muốn chịu trách nhiệm cho việc mang về nước những người có thể tiến hành tấn công khủng bố. Dù vậy, người Kurd ở Syria lâu nay thúc giục các nước châu Âu chịu trách nhiệm đối với công dân mình.

Sức ép này càng gia tăng từ tháng rồi khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự nhằm vào các khu vực người Kurd ở Syria. Đáng chú ý, Ankara đang giam khoảng 2.280 thành viên IS đến từ 30 quốc gia và có ý định trục xuất toàn bộ họ. Trong tuần này, theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi trả lại Mỹ, Anh, Đức một số người bị nghi gia nhập hàng ngũ IS.

Mỹ thời gian qua cũng lên tiếng về vấn đề gây tranh cãi này. Mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 14-11 nhấn mạnh các nước trong liên minh chống IS nhận lại công dân từng tham gia tổ chức này và xét xử những tội ác của họ. Lời kêu gọi này được đưa ra khi các quan chức cấp cao đến từ 30 nước nhóm họp tại thủ đô Washington - Mỹ, nơi nước chủ nhà và các đồng minh châu Âu tranh cãi về giải pháp xử lý hàng ngàn tay súng IS bị giam ở Syria. Đáng chú ý, Mỹ đã bác bỏ đề xuất "vô trách nhiệm" của Pháp về việc xét xử các tay súng này ở Iraq.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với tờ The Washington Post rằng tình trạng an ninh kém ở miền Đông Bắc Syria là "quả bom hẹn giờ" đối với khoảng 10.000 tay súng nước ngoài và hàng chục ngàn người thân của họ đang bị giam giữ tại đó. Vì thế, lập trường của Washington là muốn toàn bộ họ được chăm sóc hoặc đối mặt công lý càng sớm càng tốt. Trước mắt, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề nghị giúp một số nước liên quan trong vấn đề gây đau đầu này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo