xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đấu năng lượng với Nga, lạm phát của 19 nước eurozone cao kỷ lục

Phạm Nghĩa

(NLĐO) - Lạm phát ở 19 nước sử dụng đồng euro (eurozone) đạt mức kỷ lục 8,6% trong tháng 6-2022, một phần do chi phí năng lượng tăng cao bởi cuộc xung đột ở Ukraine.

AP ngày 1-7 cho biết trên đây là số liệu do Cơ quan thống kê Eurostat của Liên minh châu Âu (EU) công bố. Lạm phát hằng năm ở khu vực đồng euro đã vượt qua mức 8,1% được ghi nhận hồi tháng 5-2022. Mức 8,6% là mức kỷ lục kể từ năm 1997.

Trong khi đó, giá năng lượng trong tháng 6 đã tăng 41,9% và giá thực phẩm, rượu và thuốc lá tăng 8,9%, nhanh hơn so với mức tăng được ghi nhận vào tháng trước. Giá hàng hóa như quần áo, thiết bị, xe hơi, máy tính và sách được giữ khá ổn định ở mức tăng 4,3%, còn giá dịch vụ tăng 3,4%.

Đức là nước EU duy nhất ghi nhận lạm phát tăng chậm lại hồi tháng trước, nhờ cắt giảm thuế nhiên liệu và giảm giá trong lĩnh vực giao thông công cộng. Ngược lại, lạm phát ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha đều đạt mức kỷ lục trong lịch sử.

Số liệu mới nhất có thể dẫn đến lời kêu gọi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde hành động nhanh chóng hơn để kiềm chế lạm phát.

Đấu năng lượng với Nga, lạm phát của 19 nước eurozone cao kỷ lục - Ảnh 1.

Một nhà máy khí đốt thuộc dự án Sakhalin-2. Ảnh: Reuters

Tác động của chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động tại Ukraine kể từ ngày 24-2 đang làm cho cuộc sống của hơn 343 triệu cư dân sống trong khu vực đồng euro trở nên đắt đỏ hơn, nguyên nhân đến từ việc giá năng lượng tăng mạnh.

Để giải quyết bài toán giá tiêu dùng tăng vọt, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang lên kế hoạch tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm qua vào tháng 7 này, sau đó dự kiến tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 9 tới.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ra lệnh kiểm soát dự án khí đốt Sakhalin-2, đánh dấu sự leo thang cuộc chiến năng lượng gây ảnh hưởng nặng nề tới châu Âu. Hầu hết công ty năng lượng phương Tây đang cố gắng rút khỏi Nga nhưng phải vật lộn để tìm người mua thay thế.

Hiện tại, Reuters cho biết các nhà đầu tư Nhật Bản Mitsubishi và Mitsui sở hữu 22,5% cổ phần dự án Sakhalin-2. Riêng Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom nắm giữ 50% cổ phần dự án này. Nếu các công ty nước ngoài muốn sở hữu cổ phần trong "liên doanh Sakhalin-2 mới" của Nga, họ phải chứng minh quyền sở hữu của họ trong công ty cũ và Moscow sẽ đưa ra quyết định sau cùng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo