Tân Hoa Xã cho biết vụ sạt lở đất đầu tiên xảy ra ở làng Sucun hôm 28-9. Lực lượng cứu hộ kéo được 15 người ra khỏi đống bùn lầy nhưng 27 người khác vẫn chưa được tìm thấy. Vụ sạt lở đất thứ hai xảy ra ở làng Baofeng khiến 6 người mất tích và nhiều ngôi nhà bị phá hủy.
Trước đó cùng ngày, chính phủ Trung Quốc ra lệnh đóng cửa trường học, đồng thời hủy bỏ hàng chục chuyến bay sau khi bão Megi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến với sức gió gần 120 km/h, lúc 4 giờ 40 phút hôm 28-9 (giờ địa phương). Bắc Kinh đã ban hành cảnh báo nguy hiểm cấp độ 3.
Theo Tân Hoa Xã, hơn 120.000 người làm việc gần bờ hoặc ngoài biển đã được chính quyền Phúc Kiến sơ tán. 31.700 tàu đánh cá của tỉnh cũng được rút về cảng để tránh gió lớn.
Hãng hàng không China Southern Airlines thông báo họ đã hủy 24 chuyến bay bắt đầu từ ngày 27-9.
Trước khi vào Trung Quốc, bão Megi đã làm chết 4 người và làm bị thương hơn 523 người khác tại Đài Loan. Khoảng 14.700 người trên hòn đảo này đã được sơ tán đến nơi an toàn, trong khi hàng triệu người không có điện và nước sử dụng.
Dưới đây là một số hình ảnh khi bão Megi quét qua Đài Loan và Trung Quốc.
Một con đường ngập nước ở TP Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến ngày 28-9. Ảnh: BARCROFT
Nước ngập sâu ở TP Phúc Châu. Ảnh: AP
TP Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến ngập nặng nhìn từ trên cao. Ảnh: BARCROFT
Nhân viên xe lửa ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến thu dọn đồ đạc. Ảnh: AP
Tàu cá nằm cảng ở Phúc Kiến. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bão kèm mưa lớn ở quận Hualien, Đài Loan ngày 27-9. Ảnh: EPA
Gió mạnh ở Đài Loan. Ảnh: AP
Đây là thời điểm Trung Quốc và Đài Loan hứng bão nhiều nhất trong năm. Ảnh: EPA
Xe lật nhào ở Hualien. Ảnh: AP
Indonesia: Núi lửa phun, hàng trăm du khách mất tích
Ngọn núi lửa Barujari trên đảo Lombok – Indonesia phun trào hôm 27-9, thổi một đám tro bụi khổng lồ lên không trung. Gần 400 du khách bị mất tích do không nhận được cảnh báo từ nhà chức trách. Hơn 1.100 du khách khác đã được sơ tán.
Người phát ngôn Cơ quan giảm thiểu thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết: “Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm khoảng 389 khách du lịch, chủ yếu là người nước ngoài, để xem xét tình trạng của họ rồi sơ tán đến nơi an toàn”.
Theo hãng tin AP, vẫn chưa có báo cáo về thương vong. Các thị trấn và làng mạc lân cận núi Barujari cũng không gặp nguy hiểm. Đây là 1 trong số 130 ngọn núi lửa còn hoạt động ở Indonesia.
Bình luận (0)