xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất 4 bước để chấm dứt khủng hoảng Ukraine

Cao Lực

Trong bài viết đăng trên tạp chí Politico (Mỹ) mới đây, cựu cố vấn Nhà Trắng về các vấn đề Nga Thomas Graham và ông Alexander Dynkin, từng là trợ lý của cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov, đề xuất 4 bước được kỳ vọng có thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trước hết, Mỹ và Nga có thể bắt đầu bằng việc hạn chế các hoạt động quân sự dọc biên giới NATO/Nga. Hai nước có thể nỗ lực hồi sinh các thỏa thuận thời chiến tranh lạnh đã bị lãng quên trong những năm gần đây, đồng thời có những thỏa thuận nhằm tránh sự cố nguy hiểm trên không hoặc trên biển.

Hai bên cũng cần đàm phán một thỏa thuận tương tự Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu - vốn được ký kết nhằm kiểm soát hoạt động quân sự ở các khu vực biên giới.

Đề xuất 4 bước để chấm dứt khủng hoảng Ukraine - Ảnh 1.

Binh sĩ Mỹ tranh thủ nghỉ ngơi trong lúc chờ lên máy bay đến châu Âu. Ảnh chụp tại Căn cứ Fort Bragg, bang Bắc Carolina - Mỹ hôm 14-2 Ảnh: REUTERS

Tiếp đến, hai phía cần tìm kiếm thỏa thuận nhằm tạm hoãn chiến lược mở rộng về phía Đông của NATO - vốn là điểm then chốt trong cuộc tranh cãi hiện nay. Thời hạn của thỏa thuận này chỉ cần đủ dài để Moscow khẳng định các yêu cầu an ninh tối thiểu của họ đã được đáp ứng, cũng như để Washington chứng minh họ không từ bỏ chính sách mở cửa.

Bên cạnh đó, hai bên cần tìm kiếm thỏa thuận giới hạn hoạt động quân sự của NATO quanh Ukraine sao cho xoa dịu được nỗi lo an ninh của Nga và phù hợp với các nguyên tắc của NATO.

Chẳng hạn, các nước thành viên NATO có thể cam kết không lập căn cứ quân sự ở Ukraine hoặc cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga. Đổi lại, Moscow có thể cam kết không triển khai những hệ thống vũ khí nhất định đến gần biên giới Ukraine.

Để tháo ngòi khủng hoảng Ukraine, cũng cần giải quyết các cuộc xung đột trong không gian hậu Liên Xô và khu vực Balkan, như Crimea, Kosovo, Donbas…

Cuối cùng, để tạo dựng nền tảng cho nhiều thập kỷ hòa bình ở châu Âu, các bên cần cập nhật và hiện đại hóa Hiệp ước Helsinki (ký năm 1975), đặc biệt là 10 nguyên tắc chủ đạo đã được nhất trí, trong đó có việc tôn trọng các quyền chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, không bị đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp hòa bình…

Các tác giả bài viết cho rằng 4 nội dung nói trên cần phải được đàm phán theo nguyên tắc trọn gói. Họ cũng nhận định việc đạt được một thỏa thuận toàn diện như thế sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực nhưng nhấn mạnh đã đến lúc bắt đầu tiến trình này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo