xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến lúc bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam

HẢI NGỌC

Bán vũ khí cho Việt Nam cũng là cách Mỹ kiềm chế mối nguy cơ Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương

Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington muốn hỗ trợ Việt Nam tăng cường giám sát, bảo vệ bờ biển và máy bay tuần tra P-3 không trang bị vũ khí có thể nằm trong những đơn hàng đầu tiên.

Lựa chọn hợp lý

Reuters dẫn nguồn từ 2 quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho hay các cuộc thảo luận về nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam đang diễn ra ở Washington và quyết định có thể được đưa ra vào cuối năm nay. “Chúng tôi đã tìm thấy một đối tác mà ở đó có cả quyền lợi của chúng tôi” - một trong hai quan chức giấu tên nói.

Vấn đề trên cũng được bàn bạc trong chuyến thăm Hà Nội của ông John McCain cùng 3 thượng nghị sĩ Mỹ khác hồi tháng 8 vừa qua. Ông McCain cho hay sẽ sớm đề xuất một dự luật với nội dung dỡ bỏ một số hạn chế trong buôn bán vũ khí cho Việt Nam.

Theo trang The Diplomat, chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng 130% từ năm 2003 đến 2012 và trở thành nước đầu tư cho quốc phòng nhiều thứ hai Đông Nam Á (tính theo phần trăm GDP). Với ưu tiên hiện đại hóa không quân và hải quân, Việt Nam mới mua 2 tàu ngầm Kilo của Nga và sẽ có chiếc thứ ba vào tháng 11 tới, theo hợp đồng trị giá 2,6 tỉ USD ký kết năm 2009. Ba tàu ngầm còn lại được bàn giao trong vòng 2 năm nữa.

 

Máy bay Lockheed P-3 Orion tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia Ảnh: PA

Máy bay Lockheed P-3 Orion tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia

Ảnh: PA

 

Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối xác nhận việc Việt Nam có đề nghị chính thức mua P-3 hay không nhưng theo đánh giá của nhiều quan chức nước này, máy bay trên là lựa chọn hợp lý bởi có thể giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ và theo dấu các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, nhất là sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam một cách trái phép từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 vừa qua.

Mang biệt danh “sát thủ săn ngầm”, P-3 được trang bị hệ thống radar tối tân và các thiết bị dò tìm tàu ngầm hiện đại bên cạnh nhiều loại vũ khí đáng gờm như tên lửa chống hạm Harpoon có tầm bắn hơn 100 km, tên lửa tấn công mặt đất AGM-65 Maverick, bom, thủy lôi, ngư lôi...

Tăng cường năng lực phòng thủ

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đánh giá vị trí chiến lược của Việt Nam là lý do tốt để 2 bên hợp tác khăng khít hơn và việc nới lỏng lệnh cấm vũ khí “không phải là một ý kiến tồi”.

Áp đặt từ năm 1984, lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được nới lỏng vào năm 2007 dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, cho phép xuất khẩu các thiết bị quốc phòng phi sát thương.

Chính môi trường an ninh đang thay đổi chóng mặt ở châu Á cộng với việc bận bịu ở Đông Âu và Trung Đông khiến Mỹ phải tiếp tục xem xét dỡ bỏ cấm vận trên nhằm có được những đối tác mạnh mẽ làm đối trọng với Trung Quốc.

Theo The Diplomat, Trung Quốc đổ tiền của vào quân sự nhiều thứ hai thế giới và gần như nhiều hơn cả 24 quốc gia khác ở Đông và Nam Á cộng lại. Đặc biệt, Trung Quốc chi “đậm” cho các loại vũ khí có thể cản đường Mỹ tiếp cận các vùng biển và không phận xung quanh nước này.

Có được vũ khí của Mỹ không chỉ giúp Việt Nam tăng cường năng lực phòng thủ mà còn hạn chế điểm yếu khi cùng sở hữu nhiều vũ khí tương tự xuất xứ từ Nga với Trung Quốc.

Qua mua bán vũ khí, quan hệ quân sự Việt - Mỹ cũng được thắt chặt mà trước hết là hoạt động huấn luyện để sử dụng các loại khí tài và tiến tới tăng cường tập trận chung với Mỹ và đồng minh của nước này, theo The Diplomat.

 

Trung Quốc không dám thái quá ở biển Đông

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông có thể được kiểm soát bởi nền kinh tế số 2 thế giới sẽ cân nhắc trước những động thái gây nguy hiểm cho các tuyến đường thương mại.

“Suy cho cùng, Trung Quốc cũng cần phát triển. Họ không chủ tâm ngăn chặn hoạt động thương mại trong khu vực đặc biệt này” - trang tin Bloomberg dẫn lời Tổng thống Aquino hôm 23-9.

Chuyên gia Ramon Casiple thuộc Viện Chính trị và Cải cách bầu cử tại Manila nhận định tương tự: “Trung Quốc muốn bảo đảm tự do đi lại vì phần lớn hoạt động giao thương của họ đều qua biển Đông”.

Tuy nhiên, ông Aquino nói các nước quanh biển Đông cần lo ngại về hành động hăm dọa của Trung Quốc. Theo AP, tổng thống Philippines cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể khoan dầu trong khu vực. Bằng chứng ông đưa ra là Trung Quốc đã điều 2 tàu khảo sát tới bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hồi tháng 6.

Trong khi đó, người phát ngôn của Hải quân Philipines, thiếu tá Marineth Domingo, cho biết Philippines và Nhật Bản sẽ tập trận chung ngoài khơi tỉnh Palawan vào hôm nay (25-9) để nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải.

Gia Hòa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo