icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điềm Viên, nhà tổ họ Chu

Thiên Tường (Theo Đại Kỹ Nguyên)

Từ thôn Hòa Bình, trấn An Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, đi theo Quốc lộ 107 về phía Đông 32 km, rẽ vào một con đường nhỏ uốn khúc vào trong núi, hai bên đường trúc xanh la đà, cỏ cây tươi tốt, đi tiếp khoảng 2 km nữa là đến Thường Pha.

Nhà tổ họ Chu “Điềm Viên” tọa lạc nơi này. Người dân trong thôn cho biết “Chu Dung Cơ ra đời và sống qua tuổi ấu thơ ở đây”.

Thông minh, thật thà

Theo ghi chép trong gia phả họ Chu, nhà văn Ngô Nam Bình vào năm Đồng Trị thứ 12 đời Thanh (1873) được mời đến Điềm Viên chơi, đã tán thưởng rằng: “Điềm Viên là sơn trang của họ Chu ở Trường Sa, địa danh là Thường Pha, cách đô hội hơn 60 dặm về phía Đông Bắc, đồi núi nhấp nhô, quanh co uốn khúc. Vào đến nơi chỉ thấy cổng tre nhà nhỏ đơn sơ ẩn hiện trong rừng trúc. Ngạc nhiên hỏi mới hay là chốn Điềm Viên”.

Vừa qua, ông Chu Thiên Trì, tức Chu Dung Thùy, anh con bác ruột của cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, đã chỉnh lý những tư liệu lịch sử, gia phả họ Chu ở Thường Pha. Qua tư liệu này, các chuyên gia lịch sử đã xác định rằng gia tộc này là hậu duệ thuộc trực hệ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, thuộc nhánh hoàng tử thứ 18 Dân Trang Vương. Ông Chu Dung Cơ chính là cháu đời thứ 18

Hiện nay, nhà tổ họ Chu ở trong một khu vườn ươm khổng lồ, địa thế rộng rãi, có thể tưởng tượng quy mô ngày trước to lớn như thế nào. Bên trái vườn ươm là một ngôi đình hóng mát bốn cạnh, trong đình có một cái giếng cổ, trên có đề chữ “Giếng tổ họ Chu, quật từ năm Hàm Phong thứ 4 nhà Thanh (1854), lập ở cửa vào nhà tổ, có đá cắt làm tường chắn, nước trong mát, thơm ngọt”. Giếng này từ lúc đào đến nay nguồn nước không cạn. Gia nhân họ Chu cùng môn sinh trong trường của gia tộc lập ra đều cùng sử dụng nước ở giếng này. 150 năm qua nước giếng không đầy không vơi.

Nhà tổ họ Chu tựa vào một ngọn núi nhỏ, phía Bắc là từ đường. Theo hồi ức của thôn dân ở đây thì từ đường này ngày trước rất hoành tráng, chạm rồng khắc phượng, khí thế bàng bạc. Khi cách mạng văn hóa năm 1960 bùng nổ, từ đường bị phá hủy, chỉ còn một cây ngân hạnh trước sân to bằng hai vòng ôm. Thím họ của Chu Dung Cơ là Chu Bội Trân, nay đã hơn 80 tuổi nhớ lại: “Trên miếng đất bằng kia, lúc nhỏ chúng tôi thường cùng nhau chơi đùa. Lão Chu hồi ấy rất thông minh và thật thà lắm. Bị ai đánh là khóc, nói “Tôi đâu có đánh bạn!”... Năm 1996 khi về huyện Trường Sa, Chu Dung Cơ đã mời các bạn cũ đến để tiếp đãi.

Hậu duệ của Dân Trang Vương

Về ông tổ họ Chu là Dân Phiên, trong Sách lịch các dòng họ Trung Hoa, phần họ Chu, có ghi: “Dân Phiên là hoàng tử thứ 18 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương với Châu quý phi. Năm Hồng Võ thứ 24 (1391), ông được phong là Dân Vương, lập nghiệp ở đất Dân Châu (nay là huyện Dân, tỉnh Cam Túc). Năm Hồng Võ 28 (1399), triều đình ban chiếu “tiêu phiên” để hạn chế sự lớn mạnh của các phiên trấn, Dân Vương bị Tây Bình Hầu tố cáo “bất tuân vương pháp” nên bị phế làm dân thường, đày đến Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến.

Sau khi Chu Lệ lên ngôi, Dân Vương được khôi phục tước vị, trở về Vân Nam, nhưng năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408) lại bị tước hết hộ vệ, quan thuộc. Tháng 4-1425 đời Minh Nhân Tông, Dân Vương từ Vân Nam chuyển về Võ Cương, tỉnh Hồ Nam. Năm 1450 Dân Vương qua đời, được đặt tên thụy là Trang, sử gọi là Dân Trang Vương. Họ Chu ở Thường Pha là hậu duệ trực hệ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, thuộc chi Dân Trang Vương. Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ là cháu đời thứ 18 của Dân Trang Vương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo