xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đứa con mồ côi thời loạn

Thiên Tường (Theo Đại Kỹ Nguyên)

Hậu duệ Dân Trang Vương ở Võ Cương sinh sống hơn 100 năm thì xảy ra khởi nghĩa của Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung. Gia tộc họ Chu phiêu bạt tứ tán, trong đó nhánh chính chạy về Thường Pha, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam

Ông Chu Thiên Trì, anh con bác ruột của ông Chu Dung Cơ, đã đến các vùng Vân Nam, Võ Cương để điều tra về giai đoạn nói trên. Ông được biết gia tộc họ Chu đã “trải qua nhiều biến loạn”, chạy về Thường Pha chỉ có mấy người nghèo khổ khốn cùng, mưu sinh bằng nghề dạy học”.

Gia thế hiển hách

Nhưng về sau, vào đời Thanh, họ Chu có nhiều người đỗ đạt làm quan lớn, gia thế hiển hách, lập ra các nhà nuôi trẻ mồ côi, trường học, phòng thuốc từ thiện như Bảo Tiết đường, Thí Dược cục, Dục Anh đường, Biện Nghĩa học... lại lo khai thông sông hồ, đường sá, chẩn tế dân bị nạn. “Trường Sa thị chí” tôn xưng tằng tổ của Chu Dung Cơ là Chu Xương Lâm, “người sáng lập ra sự nghiệp từ thiện ở Trường Sa”.

Từ đó họ Chu ngày càng hưng thịnh, con cháu đông đúc. Đến nay phần lớn đã đi xứ khác, thôn Hòa Bình có hơn 1.200 người, hơn 300 hộ nhưng họ Chu rất ít.

Chu Dung Cơ sinh ngày 1-10-1928. Cha ông là Chu Hy Thánh thông minh đĩnh ngộ, từ nhỏ đã thông kinh sử, có chút tự phụ, lấy ý của Khuất Nguyên “Người đời say cả chỉ mình ta tỉnh”, tự đặt hiệu là “Thanh Tỉnh thượng nhân”.

Nhưng bất hạnh là từ khi hơn 10 tuổi, Chu Hy Thánh mắc phải bệnh lao phổi, một trong “tứ chứng nan y”. Các trưởng bối tộc Chu quyết định hôn sự sớm cho Hy Thánh. Mẹ của Chu Dung Cơ họ Trương (nhiều thông tin lầm là họ Dư, họ mẹ của ông Chu Thiên Trì) đã được gả vội về nhà họ Chu trong tình huống như vậy.

Ông Chu Thiên Trì nhớ lại: “Trương thị vóc người cao, đẹp và thanh thoát. Sau khi Trương thị mang thai, Chu Hy Thánh ngày càng suy nhược và qua đời trước khi con chào đời.

Khi Chu Dung Cơ ra đời thì người mẹ cũng bị lây nhiễm bệnh phổi, không thể cho con bú, may có em gái Chu Thiên Trì là Chu Lệ Thường, người bác là Chu Khoan Tuấn đưa Chu Dung Cơ về nhà cho bác gái nuôi.

Say Kinh kịch từ nhỏ

Ông Chu Thiên Trì nhớ lại, lúc ấy các bậc trưởng bối họ Chu rất quan tâm đến cậu bé mồ côi cha này. Họ cũng rất yêu thích Kinh kịch. Mỗi khi họ hàng tụ lại thì người kéo nhị hồ, người gõ trống chiêng, hát rất say mê. Chu Dung Cơ từ nhỏ đã “nhiễm” không khí Kinh kịch và say sưa với món “quốc túy” này.

Những người bạn cùng lớp từ cấp 1 đến đại học vẫn nhớ đến một Chu Dung Cơ với ngón hồ cầm réo rắt, từng đóng vai Triệu Quang Nghĩa (em của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn), nổi tiếng với bài Đánh trống chửi Tào:

Sinh bình chí khí vận vị thông,

Hảo tự giao long thiển thủy trung.

Hữu triêu nhất nhật xuân lôi động,

Đắc hội phong vân thướng cửu trùng.

Tạm dịch:

Chí khí bình sinh chửa gặp thời,

Rồng trong nước cạn khó đua bơi.

Gặp khi sấm động mang xuân đến,

Cưỡi gió lùa mây thẳng đến trời.

Khi Chu Dung Cơ lên 9 tuổi thì người mẹ cũng qua đời vì bệnh lao. Ông bác thứ ba là Chu Học Phương đem cậu bé mồ côi về nuôi nấng. Theo ông Chu Học Phương, do gia đình bất hạnh lại sống trong thời chiến loạn triền miên khiến Chu Dung Cơ trưởng thành sớm, quyết chí tiến thủ, hình thành tính cách thâm trầm, cẩn trọng mà quật cường...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo