xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Diễn biến tích cực tại Hội nghị COP26

Hoàng Phương

Mỹ và Trung Quốc hôm 10-11 công bố thỏa thuận tăng cường hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó có giảm phát thải khí methane, bảo vệ rừng và loại bỏ dần than đá.

Thỏa thuận trên được đặc phái viên khí hậu của Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Xie Zhenhua công bố bên lề Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Scotland.

Theo Reuters, cả hai bên đều kỳ vọng thỏa thuận sẽ giúp đưa hội nghị này đến thành công. Theo một số nhà phân tích, cam kết cắt giảm phát thải khí methane của Trung Quốc là đáng chú ý bởi Bắc Kinh trước đó vẫn im lặng về vấn đề này.

Tuyên bố chung của Washington và Bắc Kinh cho biết hai bên sẽ gặp nhau trong nửa đầu năm tới để bàn về biện pháp cải thiện khâu đo đạc và cắt giảm lượng khí thải methane.

Diễn biến tích cực tại Hội nghị COP26 - Ảnh 1.

Đặc phái viên khí hậu của Trung Quốc Xie Zhenhua tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị COP26 ở TP Glasgow - Scotland hôm 10-11 Ảnh: Reuters

Mỹ và Trung Quốc hiện là hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới nên giới chuyên gia nhận định thỏa thuận mới có thể là động lực thúc đẩy các nước đi đến một thỏa thuận mạnh mẽ hơn tại Hội nghị COP26.

Hôm 10-11, một dự thảo thỏa thuận dài 7 trang đã được công bố để các nước tham dự COP26 đàm phán và thống nhất. Đáng chú ý, dự thảo kêu gọi các quốc gia tăng cường mục tiêu giảm phát thải vào cuối năm 2022 sau khi thừa nhận các cam kết hiện nay không đủ để ngăn nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ này tăng không quá 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo tờ The Straits Times (Singapore), một số nội dung trong dự thảo ít nhiều mang lại lạc quan, như lần đầu tiên đề cập đến "nhiên liệu hóa thạch" trong lịch sử gần 30 năm diễn ra các hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

Cụ thể, theo dự thảo, các nước kêu gọi đẩy nhanh tiến trình loại bỏ dần than đá và trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Dù vậy, các nước đang phát triển không hài lòng với một số nội dung khác, như chuyện tài trợ để giúp họ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Reuters, các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu đang thúc giục những cam kết mạnh mẽ hơn về tài chính trong dự thảo. Phản ứng này được đưa ra sau khi các nước phát triển cam kết đóng góp 100 tỉ USD/năm cho các nước nghèo vào năm 2023 sau khi không hoàn thành được mục tiêu này hồi năm 2020.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo