xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Diều hâu Israel đòi xóa tên Hamas

MỸ NHUNG

Nếu Israel tấn công trên bộ vào Dải Gaza thì nước hưởng lợi lớn nhất phải kể đến là Iran

Ngày 20-11, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rời châu Á đến điểm nóng trên với mong muốn giúp xuống thang xung đột.

Trông chờ Ai Cập

Ngày 20-11 đã là ngày giao tranh thứ 7 liên tiếp tại Dải Gaza. Từ đêm 19-11 đến rạng sáng 20-11, phong trào Hồi giáo Hamas đã phóng 16 quả tên lửa vào thành phố Beersheba ở miền Nam Israel sau khi Israel không kích gần 100 địa điểm ở Gaza, kể cả các kho đạn dược và trụ sở Ngân hàng Hồi giáo quốc gia chi nhánh Gaza. Tính đến nay, Israel đã tiến hành 1.350 cuộc không kích, giết chết khoảng 115 người Palestine, phần lớn là dân thường và trong đó có 17 trẻ em. Phía Israel có 3 người thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 800 người bị thương.

Có mặt tại Cairo (Ai Cập), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã hội đàm với Chủ tịch Liên đoàn Ả Rập Nabil Elaraby sáng 20-11 và dự định gặp Tổng thống Mohamed Mursi trước khi bay sang đàm phán với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã nhóm họp tối 19-11 và sáng 20-11 để bàn về xung đột tại Gaza.
 
img
Binh lính Israel tụ tập về biên giới giáp Dải Gaza, sẵn sàng chờ lệnh tấn công trên bộ. Ảnh: REUTERS

Xung đột khốc liệt cũng buộc Ngoại trưởng Mỹ Clinton vội vã lên đường đến Trung Đông với các điểm dừng chân lần lượt là Jerusalem, Ramallah và Cairo. Bà Clinton có thể hội đàm với ông Netanyahu ngày 21-11. Ngoài ra, tại đây còn có mặt Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle.

Theo giới quan sát, bất cứ nỗ lực ngoại giao nào cũng phải nhờ Ai Cập, quốc gia Ả Rập lớn nhất và nằm sát bên Dải Gaza, bắc cầu. Một nguồn tin an ninh Ai Cập cho biết lệnh ngừng bắn có thể đạt được trong ngày 20-11, theo Tân Hoa Xã. Cụ thể, Israel và Hamas được yêu cầu ngưng mọi hoạt động bạo lực trong 1-2 ngày trước khi tiến hành thảo luận điều kiện của mỗi bên.
 
Thủ lĩnh tối cao của Hamas, ông  Khaled Meshaal, ngày 19-11 nói rõ muốn có thỏa thuận ngừng bắn với Tel Aviv nhưng khăng khăng “ai bắt đầu trước phải kết thúc trước” - ám chỉ sự kiện Israel sát hại thủ lĩnh quân sự Hamas Said Khalil al-Jabari trong cuộc không kích ngày 14-11 và “điều kiện của Hamas phải được ưu tiên hơn kẻ gây chiến”. Theo Reuters, ông Meshaal tuyên bố Israel phải ngừng tấn công Dải Gaza và dỡ bỏ lệnh phong tỏa từ năm 2007 đối với vùng lãnh thổ này.

Thủ tướng Ai Cập Hisham Kandil nhận định một lệnh ngừng bắn có thể đạt được nhưng ông thận trọng nói thêm: “Bản chất của các cuộc đàm phán kiểu này là rất khó dự đoán”.

Thời cơ “san phẳng” Dải Gaza?

Một số nhân vật tại Israel xem đây là thời điểm để san phẳng Dải Gaza và xóa tên Hamas vĩnh viễn. “Chúng ta có thể duy trì các chiến dịch nhỏ để chờ thời cơ. Thậm chí, ta nên hoãn bầu cử để dồn sức hạ gục Hamas” - ông Danny Danon, Phó Chủ tịch Quốc hội Israel, đồng thời là thành viên đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu, khẳng định.
 
Con trai cựu Thủ tướng Ariel Sharon thậm chí còn viết trên tờ Jerusalem Post ngày 19-11 như sau: “Chúng ta cần san phẳng toàn bộ Dải Gaza. Sau khi người Mỹ ném bom Hiroshima, người Nhật vẫn chưa nhanh chóng đầu hàng, thế là họ ném bom luôn Nagasaki” .
 
Tuy nhiên, có vẻ Thủ tướng Netanyahu sẽ không ra lệnh tấn công trên bộ vào Gaza dù hàng ngàn binh lính nước này đang hành quân về khu vực biên giới, bởi lẽ càn quét  Dải Gaza đông dân cư có thể là đòn “hồi mã thương” cho Israel cả về quân sự và ngoại giao.
 
“Trước khi quyết định có tấn công trên bộ hay không, thủ tướng muốn tận dụng các nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn dài hạn với sự hậu thuẫn của các cường quốc như Mỹ, Nga và Liên hiệp châu Âu” - một quan chức cấp cao Israel tiết lộ.

Cuối năm 2008, Israel từng tiến hành cuộc chiến kéo dài 3 tuần vào Dải Gaza. Hậu quả về phía Palestine rất thê thảm với khoảng 1.400 người thiệt mạng (con số này phía Israel là 13) nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó, rốc - két bắt đầu nổ rền trời dọc biên giới cho đến ngày nay.

Đó là chưa tính đến Iran. Ông Meir Javedanfar, một chuyên gia Iran, bình luận: “Israel đổ bộ vào Gaza thì Iran hưởng lợi rất nhiều. Trước hết, Israel sẽ bị tổn hại ghê gớm về vị thế quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với Ai Cập”.
 
Trong khi đó, mạng tin tình báo Debka của Israel ngày 19-11 tiết lộ một tàu Iran trọng tải 150 tấn mang theo 220 tên lửa tầm ngắn và 50 quả rốc - két tầm xa Fajr-5 đã khởi hành từ cảng Bandar Abbas ở miền Nam vào ngày 18-11 để cung cấp cho phong trào vũ trang Hamas và Jihad tại Dải Gaza.

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel đánh chặn rocket từ Gaza. Nguồn: Russia Today
 

Fatah - Hamas bắt tay nhau

Ngày 19-11, các phe phái đối địch của Palestine là Fatah và Hamas cho biết đã quyết định chấm dứt giao tranh, một động thái thể hiện tình đoàn kết tại Bờ Tây giữa lúc chiến sự vẫn căng thẳng tại Dải Gaza.

Nhiều năm trở lại đây, 2 phong trào Fatah và Hamas tranh cãi gay gắt. Hamas lập lên một chính phủ ở Gaza để đối trọng với chính quyền Palestine do Fatah đứng đầu tại Bờ Tây.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc thông báo sẽ điều động 3 tàu đổ bộ cùng 2.500 lính thủy tới khu vực gần Israel để có thể kịp thời sơ tán công dân Mỹ trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, Mỹ cũng duy trì 3-4 tàu chiến ở vùng biển ngoài khơi Israel nhằm bắn hạ các tên lửa đạn đạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo