xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đòn thù của phương Tây

NGÔ SINH

Mỹ và các nước Tây Âu đã tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế như một biện pháp trừng phạt chống lại Liên Xô/Nga trong suốt nhiều thập kỷ qua

Các biện pháp trừng phạt kinh tế - thương mại và tài chính - ngân hàng của phương Tây chống lại Nga đã trở thành tiêu chí từ cuối năm 1917. Đó là phản ứng đáp trả khi đảng Bolshevik quyết định tiêu hủy nợ nước ngoài của chính phủ Sa hoàng và thực hiện quốc hữu hóa các xí nghiệp phụ thuộc vào nguồn tư bản nước ngoài.

Hiệu quả không cao

Khi đó, các tài khoản của ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính đế chế Nga đã bị đóng băng. Cùng chịu chung số phận đó là số vàng của người Nga được lưu giữ trong các ngân hàng thuộc Vương quốc Anh và một số quốc gia khác. Các ngân hàng châu Âu bị cấm tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu của nước Nga Xô viết.

Năm 1929, Anh và Pháp - các nước đồng minh trước đây của Nga - đã toan tính bóp nghẹt nước Nga Xô viết khi ra lệnh cấm các ngân hàng và công ty phương Tây nhận vàng từ Nga. Lệnh trừng phạt này có tên gọi là “phong tỏa vàng”.

Tuy nhiên, theo cổng thông tin voprosik.net, tính hiệu quả của các cuộc phong tỏa về thương mại, tín dụng và vàng kể trên lại không cao: Từ năm 1929 đến trước khi nổ ra Thế chiến thứ hai, Liên Xô đã kịp xây dựng 8.600 xí nghiệp mà đa số dựa trên cơ sở các trang thiết bị nhập khẩu.

 

Liên Xô đưa quân vào Afghanistan cuối năm 1979 là một nguyên cớ khiến Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Ảnh: RIA Novosti

Liên Xô đưa quân vào Afghanistan cuối năm 1979 là một nguyên cớ khiến Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt

Ảnh: RIA Novosti

 

Thế rồi, vào những năm sau chiến tranh, dưới sự bảo trợ của Washington, phương Tây cũng đã nhiều lần tiến hành những cuộc phong tỏa nhắm vào Liên Xô, chẳng hạn như vào giai đoạn 1980-1982.

Thời điểm ấy, Liên Xô và phương Tây đang thực hiện hợp đồng rất lớn “đường ống khí đốt”, các công ty phương Tây (chủ yếu là Tây Âu) cung cấp đường ống và máy nén để xây dựng ở Liên Xô đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu đến biên giới phía Tây Liên Xô.

Viện cớ Liên Xô đưa quân vào Afghanistan cuối năm 1979, Washington đã áp đặt lệnh cấm việc cung cấp kể trên, ngăn chặn việc giải ngân qua các ngân hàng phương Tây. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những trở ngại đó, dự án đường ống dẫn khí đốt đã thành công.

Tháng 2-1980, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu lên án Liên Xô đưa quân vào Afghanistan và quốc hội các quốc gia phương Tây hàng đầu đã ủng hộ sáng kiến tẩy chay Moscow. Đến ngày 12-4-1980, Ủy ban Olympic quốc gia Mỹ quyết định không cử phái đoàn vận động viên tham gia Olympic Moscow diễn ra cùng năm. Bốn năm sau, Liên Xô cũng đã tẩy chay Thế vận hội ở Los Angeles - Mỹ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, phương Tây đã vài lần dọa tiến hành lệnh trừng phạt đối với Nga nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy. Tháng 8-1998, khi Nga không thể trả nợ cho các tổ chức tín dụng nước ngoài, phương Tây đã bàn về khả năng phong tỏa các tài khoản ở nước ngoài của Ngân hàng Nga.

Tháng 8-2008, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels đã nêu lên vấn đề áp đặt lệnh trừng phạt về kinh tế - thương mại và tài chính - ngân hàng chống lại Nga sau cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Georgia liên quan đến 2 cộng hòa ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Georgia.

Đến năm 2013, khi Moscow từ chối giao nộp “người thổi còi” Edward Snowden cho Washington, Nhà Trắng và quốc hội Mỹ đã bàn đến sự cần thiết phải trừng phạt Liên bang Nga. Khi ấy, người Mỹ đã soạn thảo “một gói biện pháp trừng phạt” nhưng nội dung không được tiết lộ.

Hiện nay, Mỹ cùng với EU đang tiến hành nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga nhưng Moscow cũng đã áp dụng biện pháp đáp trả, gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế các nước EU.

Trừng phạt mềm

Dù vậy, không thể nói tất cả chỉ dừng lại ở những lời đe dọa suông. Phương Tây đã có những hành động cụ thể. Mối đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga lúc này đã trở thành hiện thực.

Thời gian gần đây, Mỹ và EU đã mấy lần công bố các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3-2014 và với lý do Moscow không tích cực trong việc xuống thang căng thẳng ở miền Đông Nam Ukraine khi tiếp tục ủng hộ phe ly khai, kể cả cung cấp vũ khí cho lực lượng này.

Trước đây, phải kể đến những biện pháp trừng phạt được thực hiện dưới chiêu bài đấu tranh với hành động tài trợ cho khủng bố, rửa tiền, tội phạm có tổ chức quốc tế, tham nhũng… Với cớ đó, vào giữa thập kỷ trước, chính quyền Mỹ đã phong tỏa mấy trăm tài khoản của các ngân hàng Nga bị nghi ngờ dính líu vào những hoạt động bất hợp pháp.

Dĩ nhiên là người Nga đã biết tìm ra lối thoát (mở tài khoản tại ngân hàng các quốc gia khác) nhưng lệnh trừng phạt mềm khiến các ngân hàng Nga “khó sống” hơn, thanh toán bằng USD chựng lại và chi phí tăng lên vì phải chi hoa hồng cho các dịch vụ trung gian. Ngoài ra, Mỹ còn “tấn công” các ngân hàng Nga liên quan đến việc vi phạm lệnh trừng phạt chống lại các quốc gia khác.

Bằng chứng rõ ràng nhất là tổ chức tín dụng Nga là ngân hàng con của Ngân hàng Nhà nước Iran - Bank Melli, được thành lập năm 2002 với tên gọi công ty CP khép kín “Ngân hàng Melli Iran”. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần khuyến cáo các ngân hàng Nga không giao dịch với Bank Melli cũng như “ngân hàng con” ở Nga. Hậu quả là, theo báo Izvestia, “ngân hàng con” đã bị thiệt hại 17,6 tỉ rúp do tác động của lệnh trừng phạt.

 

Phong tỏa liên kết hàng không

Mối quan hệ Mỹ - Liên Xô căng thẳng nghiêm trọng sau khi chiếc máy bay Boeing 747 số hiệu 007 của Hãng Hàng không Korean Airlines bị bắn hạ bởi máy bay đánh chặn Su-15 của Liên Xô trên không phận Liên Xô vào ngày 1-9-1983, làm chết toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có nghị sĩ Mỹ Larry McDonald - một chính khách rất có triển vọng. Liên Xô cho rằng chiếc máy bay trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp và đánh giá đó là một sự khiêu khích có chủ đích.

Ngay hôm sau, Cục Hàng không Dân dụng Liên bang của Mỹ đóng cửa đường bay R-20 đối với máy bay dân dụng. Về bản chất, đây là động thái phong tỏa sự liên kết về hàng không với Liên Xô. Trong suốt 2 tháng, các tuyến bay của hãng Aer-flot bị hủy bỏ và khoảng không phận giữa Mỹ và Liên Xô bị chặn lại.

Thế nhưng, dưới áp lực của các hãng hàng không Mỹ bị mất một trong những tuyến bay ngắn nhất giữa Alaska và Đông Á, tuyến bay này đã mở lại vào ngày 2-10-1983.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo