xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đòn thù của phương Tây: Mỹ chậm chân ở Myanmar

NGÔ SINH

Nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở Myanmar đã lên tiếng chỉ trích danh sách đen của Washington - vốn bao gồm một số doanh nhân giàu có nhất ở đất nước châu Á này

Trong lúc lệnh trừng phạt của Washington vẫn còn có hiệu lực mạnh mẽ, nhà chức trách Mỹ hối thúc các công dân Myanmar bị trừng phạt về kinh tế hãy cố gắng hết sức để đưa tên mình ra khỏi danh sách đen. Động thái ấy được đánh giá là sẽ giúp doanh nghiệp Mỹ có thể thiết lập các mối quan hệ rộng hơn ở đất nước đang mở cửa này.

Nhà đầu tư Mỹ phản đối

Bộ Tài chính Mỹ đã đóng băng tài sản của khoảng 200 cá nhân, công ty và các tổ chức ở Myanmar - được xem là thân thiết của chế độ quân sự trước đây. Thực tế, lệnh trừng phạt của Mỹ đã ngăn các nhà đầu tư nước này làm ăn với những đối tượng nêu trên. Người Mỹ không thể chính thức thương lượng với một số lãnh đạo doanh nghiệp có thế lực nhất ở Myanmar.

Trong chuyến thăm Myanmar cuối tháng 6-2014, ông Tom Malinowski - trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động - nhấn mạnh các cá nhân và công ty trong danh sách trừng phạt phải thể hiện cho Mỹ thấy rằng họ đang tham gia hoạt động kinh doanh có trách nhiệm.

Ông Malinowski thúc giục họ theo đuổi các thủ tục pháp lý do Bộ Tài chính Mỹ sắp đặt để đưa tên mình ra khỏi lệnh trừng phạt. Đồng thời, giúp các công ty Mỹ cạnh tranh trên cơ sở vững chắc hơn với những nhà đầu tư quốc tế hiện nhăm nhe đổ tiền vào Myanmar sau một loạt cải tổ dân chủ.

Hơn nữa, ông Malinowski đã mời các cá nhân và tổ chức lớn có tên trong danh sách đen đến gặp mặt để giải thích họ cần phải làm gì. Ông Malinowski cho biết: “Chúng tôi lạc quan rằng tiến trình này sẽ đạt được những kết quả thú vị. Việc giúp người ta thoát khỏi lệnh trừng phạt có thể tạo ra một môi trường làm ăn để Mỹ qua mặt các nước láng giềng của Myanmar”.

 

Myanmar sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động vào tháng 9-2014.  Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Trung ương Myanmar. Ảnh: LIVE TRADING NEWS

Myanmar sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động vào tháng 9-2014.

Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Trung ương Myanmar. Ảnh: LIVE TRADING NEWS

 

 

 

Thực ra, theo báo The Wall Street Journal, nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở Myanmar đã lên tiếng chỉ trích danh sách đen nêu trên - vốn bao gồm một số doanh nhân giàu có nhất ở đất nước châu Á này. Các doanh nghiệp Mỹ vấp phải rất nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt khi đầu tư trên 500.000 USD ở Myanmar. Họ luôn phàn nàn rằng danh sách trừng phạt đang tiếp tục trì hoãn công cuộc đầu tư của họ ở Myanmar.

Nhà đầu tư Mỹ không thể không lo lắng. Mặc dù lệnh trừng phạt của Washington đối với Myanmar đã nới lỏng cách đây hơn 2 năm nhưng tính đến cuối tháng 5-2014, Mỹ chỉ đứng thứ 13 trong danh sách đầu tư trực tiếp ở nước này, với 243 triệu USD trong các dự án đầu tư đã được thông qua. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn đứng đầu ở Myanmar với 14 tỉ USD, chiếm 30% vốn đầu tư nước ngoài ở quốc gia này.

Giữa tháng 5-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kéo dài lệnh trừng phạt đối với Myanmar thêm 1 năm. Ông tuyên bố bước đi kể trên là cần thiết dù đất nước này đã đạt được một số tiến bộ trong công cuộc cải cách. Theo đó, các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ vẫn bị cấm đầu tư vào Myanmar hoặc làm ăn với những công dân nước này dính líu đến việc đàn áp phong trào dân chủ kể từ giữa thập niên 1990.

Tổng thống Obama quả quyết: “Dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong nỗ lực cải cách, tình hình ở Myanmar vẫn gây ra mối đe dọa khác thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ”. Cách đây 1 năm, Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm thị thực nhập cảnh đối với các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar cũng như những đối tác kinh doanh của họ và gia đình.

“Gậy ông đập lưng ông”

Năm 1997, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Myanmar, cấm các công ty Mỹ đầu tư vào nước này. Các thành viên của chế độ quân sự Myanmar bị cấm vào Mỹ.

Năm 2003, theo Đài Tiếng nói nước Nga, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn. Theo đó, các mặt hàng nhập khẩu từ Myanmar bị cấm hoàn toàn. Tài sản của chính phủ nước này ở Mỹ bị đóng băng. Các nghị sĩ Mỹ còn bỏ phiếu cấm các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp tín dụng Myanmar.

Gần đây, hành động mở cửa của Myanmar đã thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ từ các quốc gia láng giềng châu Á mà còn cả những nước phương Tây xa xôi từng xem quốc gia này là “kẻ đứng ngoài lề xã hội”. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây ở Myanmar cho thấy “tuần trăng mật” của nước này với Mỹ và châu Âu có thể đang kết thúc do các vấn đề chính trị.

Phản ứng trước quyết định của Mỹ kéo dài lệnh trừng phạt, chính phủ Myanmar tuyên bố điều đó chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến nước này. Người phát ngôn của chính phủ Myanmar Ye Htut quả quyết: “Tôi nghĩ rằng sự phát triển của Myanmar sẽ không bị tổn hại vì quyết định đó”.

Theo báo The Japan Times, sự tự tin của Myanmar là có cơ sở. Trung Quốc và các nước khác vẫn sẵn sàng thương lượng với Myanmar, miễn là điều kiện kinh doanh được cải thiện. Trong khi các chính phủ phương Tây tiếp tục đặt điều kiện chính trị cho sự cam kết làm ăn với Myanmar, thì nhiều nước khác không đặt nặng điều đó.

Để hâm nóng mối quan hệ với Myanmar, Trung Quốc đã lục lại và “trình làng” một thỏa thuận gần như bị lãng quên đã được 2 nước này cùng Ấn Độ ký kết vào những ngày đầu cuộc chiến tranh lạnh cách đây 60 năm. Hơn nữa, khi tiếp đón Tổng thống Myanmar Thein Sein, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ và dành cho vị cựu tướng lĩnh này nghi lễ của quân đội.

Trước triển vọng đầu tư của nhiều doanh nghiệp châu Á, lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ hay các vấn đề chính trị ở Myanmar khiến Mỹ nối lại các biện pháp trừng phạt không còn là vấn đề chính yếu đối với quốc gia Đông Nam Á này nữa.

Nếu như Mỹ và châu Âu không duy trì và làm sâu sắc thêm các cam kết với Myanmar, họ có thể sẽ trở thành kẻ chậm chân. Các quốc gia khác luôn sẵn sàng nhảy vào cuộc cạnh tranh ở nước này.

 

Chạy đua với phương Tây

Nhiều quốc gia khác ở châu Á cũng cố gắng chạy đua với các đối thủ cạnh tranh phương Tây. Một số cuộc thăm dò cho thấy không chỉ Trung Quốc, các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN đều muốn làm ăn ở Myanmar.

Ngân hàng United Overseas Bank của Singapore gần đây đã tiến hành cuộc thăm dò hơn 100 công ty và kết luận hơn 70% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng thị trường ở Myanmar trong năm 2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo