Tờ The Financial Times đưa tin sau Anh, các nước Pháp, Đức và Ý đã đồng ý tham gia AIIB. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz phát biểu: “Tôi cho rằng tham gia là tốt, càng nhiều nước góp mặt càng tốt hơn”. Các quan chức châu Âu cho rằng quyết định của 4 nước này đã giáng một đòn mạnh vào Mỹ.
Trước nay, Washing luôn đặt câu hỏi liệu AIIB có đạt tiêu chuẩn cao về quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường - xã hội hay không. Một nhà ngoại giao hàng đầu của Washington hôm 16-3 bày tỏ quan ngại về AIIB nhưng nói rằng tham gia hay không tùy thuộc quyết định của mỗi nước.
AIIB được xem là đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ảnh: REUTERS
AIIB đặt trụ sở ở thủ đô Bắc Kinh, đi vào hoạt động từ năm 2014 nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực vận tải, năng lượng, viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác của châu Á. Ngân hàng này được xem là đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hơn nữa, AIIB còn nhằm góp phần đẩy mạnh “quyền lực mềm” của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, Hàn Quốc, Switzerland và Luxembourg đang cân nhắc gia nhập AIIB. Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng cho biết nước này đang xem xét để sớm gia nhập AIIB. Tính đến đầu năm nay, AIIB đã có 26 quốc gia thành viên sáng lập, chủ yếu ở khu vực châu Á và Trung Đông.
Bình luận (0)