xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự báo, quản lý tương lai biển Đông

Hoàng Phương

Việc có được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) sẽ “phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới rằng tương lai của biển Đông là một tương lai lạc quan, có thể dự báo và quản lý được”

img

Một phiên họp của các ngoại trưởng ASEAN ở Bali - Indonesia hôm 19-7. Ảnh: Reuters

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) với chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng toàn cầu của các quốc gia” đã khai mạc ở Bali - Indonesia hôm 19-7. Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống (TT) Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono đánh giá cao sự nhất trí và quyết tâm của các nước thành viên hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 - một cộng đồng vì nhân dân và dân chủ, thông qua nỗ lực tích cực thực hiện lộ trình cho cộng đồng ASEAN, các quy định của Hiến chương ASEAN, củng cố và tăng cường đoàn kết và hợp tác ASEAN, nâng cao khả năng phục hồi và phát triển ASEAN với vai trò chủ đạo trong khu vực.

Cần sớm thảo luận về COC

TT Yudhoyono khẳng định nỗ lực chung của các nước thành viên xây dựng một cộng đồng ASEAN hướng ngoại, tiếp tục hợp tác với các đối tác để tạo ra môi trường chiến lược ở Đông Á, đóng góp tích cực và hiệu quả cho hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và toàn cầu thông qua các diễn đàn do ASEAN đóng vai trò định hướng.

Về vấn đề biển Đông đang thu hút nhiều sự quan tâm, TT Yudhoyono cho rằng các nước ASEAN và Trung Quốc cần đẩy nhanh việc hoàn tất những hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) để hai bên bước sang giai đoạn mới, đó là xác định các nội dung cơ bản của Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Theo hãng tin AFP, TT Yudhoyono tin rằng việc thảo luận về COC sẽ sớm bắt đầu. Ông lưu ý rằng ASEAN và Trung Quốc đã mất đến 10 năm để nhất trí về DOC (năm 2002) và hai bên đã thương thảo về những hướng dẫn thực thi DOC trong 9 năm qua mà chưa đi đến thỏa thuận nào.
Theo ông, mọi chuyện không nhất thiết phải kéo dài như thế và việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận về COC sẽ “phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới rằng tương lai của biển Đông là một tương lai lạc quan, có thể dự báo và quản lý được”.

Vấn đề biển Đông đã được nêu bật trong thông cáo chung được đưa ra sau khi AMM 44 kết thúc. Theo thông cáo chung, các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm  hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và DOC;  khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực; nhấn mạnh DOC là cam kết tập thể quan trọng giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để bảo đảm  giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực, phù hợp với UNCLOS; kêu gọi tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông theo quy định của các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận….

Đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN

Các ngoại trưởng đã thảo luận về việc hoàn thiện các hướng dẫn thực thi DOC để hai bên có thể bước sang giai đoạn mới, đó là xác định các nội dung cơ bản của COC.
Các ngoại trưởng nhất trí giao các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN khởi động tham vấn trong ASEAN về xây dựng COC và báo cáo kết quả vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 cuối năm nay; hoan nghênh dự thảo mới của SOM ASEAN về quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và hy vọng ASEAN-Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận và hoàn tất quy tắc này nhân dịp họp SOM hai bên vào ngày 20-7; mong muốn hoàn thiện nội dung COC trước khi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Các ngoại trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi cơ chế theo dõi thứ hai về những gì đang diễn ra ở biển Đông, chẳng hạn như hội thảo thường xuyên về quản lý xung đột tiềm năng tại biển Đông do Indonesia tổ chức, có thể khuyến khích hợp tác, củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên liên quan.

Ngoài ra, theo TTXVN, các ngoại trưởng nhất trí đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN trên cơ sở thúc đẩy hiệu quả việc xây dựng ba trụ cột, bao gồm: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC); dành ưu tiên cho các vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nước, nhất là nước sạch; gia tăng hơn nữa năng lực tận dụng cơ hội, đối phó hiệu quả với các thách thức khu vực và toàn cầu, trong đó giải quyết bất đồng giữa các nước thành viên ASEAN theo tinh thần của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC), giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước thành viên với các nước ngoài ASEAN thông qua đối thoại và đàm phán.

Bàn về hợp tác với các đối tác và cấu trúc khu vực đang định hình, các ngoại trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục chủ động, tích cực thúc đẩy xây dựng cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm và dựa trên các tiến trình, cơ chế hợp tác khu vực hiện có như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+ … nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.
Các ngoại trưởng nhấn mạnh việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, khuyến khích các đối tác tham gia và đóng góp tích cực cho hợp tác chung ở khu vực cũng như giải quyết các thách thức đặt ra.
Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng
Tham dự AMM 44, đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đã có những phát biểu, đóng góp ý kiến quan trọng, được các nước đánh giá tích cực trên 4 chủ đề: Xây dựng cộng đồng và thực hiện Hiến chương ASEAN; cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu; cấu trúc khu vực; các vấn đề quốc tế và khu vực.
Riêng về vấn đề biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định: Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển Đông là quan tâm, lợi ích chung và nguyện vọng thiết tha của khu vực cũng như tất cả các nước. Tất cả các nước phải triệt để tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS và DOC. Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của ASEAN tích cực trao đổi, hướng tới hoàn tất dự thảo hướng dẫn thực thi DOC, cũng như nối lại các cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về việc thực hiện DOC trong dịp các hội nghị bộ trưởng lần này.
Đề cập vấn đề hợp tác tiểu vùng Mekong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng ASEAN cần tăng cường hơn nữa khuôn khổ hợp tác các tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong, một bộ phận trong xây dựng cộng đồng và kết nối ASEAN. Cần tăng cường vì sự phát triển bền vững ở tiểu vùng Mekong, kết hợp hài hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế với bảo đảm tính bền vững về môi trường, tăng cường hợp tác song phương và đa phương về kết nối giao thông, hạ tầng, trao đổi thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch…, qua đó giúp phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực này.
Đồng thời, vì mục tiêu phát triển bền vững, cần có sự hợp tác chặt chẽ và đồng thuận của các nước liên quan, bảo đảm lợi ích của dân cư và sự phát triển bền vững của tất cả các nước ven sông, nhất là các nước ở hạ nguồn.

Đàm phán đa phương là cần thiết

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận đa phương, trong đó có sự tham gia của Mỹ. Trả lời phỏng vấn báo Nikkei (Nhật Bản), ông Yusgiantoro cho biết các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề biển Đông là cần thiết vì những lợi ích mà nó có thể mang lại.
Ông viện dẫn những diễn biến ở bán đảo Triều Tiên vào năm ngoái, khi vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong đe dọa dẫn đến chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên. Dù vậy, kịch bản xấu nhất này đã không xảy ra vì một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán 6 bên đã có sẵn.

Hãng tin Kyodo cho biết bất chấp việc Trung Quốc phản đối sự can thiệp của bên ngoài vào vấn đề biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thể nêu vấn đề này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra ngày 23-7.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo