xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch... liều mạng

Xuân Mai

Không ít người tìm đến “dark tourism” (tạm dịch là “du lịch u ám”) vì lý do khác nhau, bất chấp những rủi ro và tranh cãi mà nó gây ra

Khác với du lịch truyền thống, “du lịch u ám”, tạo cơ hội cho du khách tận mắt chứng kiến những cảnh tượng vốn không dành cho người yếu tim như xem hỏa táng, chiến tranh hoặc thậm chí là những cảnh chém giết...

Tour kinh dị

Chẳng hạn như TP Varanasi - Ấn Độ đang thu hút khoảng 40.000 du khách đến thăm mỗi năm chỉ để xem cảnh hỏa táng người chết. Đối với người dân địa phương, TP Varanasi là một nơi linh thiêng và họ tin rằng nếu chết ở đây, linh hồn sẽ được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Do đó, nhiều người dân từ khắp nước kéo đến Varanasi để được chết nên không khó bắt gặp hình ảnh nhiều người bệnh nặng chờ chết cũng như hàng chục thi thể được hỏa táng tại địa phương này hằng ngày.


Các thi thể được thả trôi trên sông Hằng ở Varanasi - Ấn Độ Ảnh: DAILY MAIL

Các thi thể được thả trôi trên sông Hằng ở Varanasi - Ấn Độ Ảnh: DAILY MAIL

Nếu không có điều kiện hỏa táng, thi thể người chết sẽ được thả trôi trên sông Hằng. Du khách đến đây sẽ có cơ hội xem cảnh hỏa táng hoặc chọn đi thuyền nếu muốn thấy những thi thể thối rữa trồi lên mặt nước lạnh lẽo và dày đặc sương mù. Điều kỳ lạ ở Varanasi là thi thể được thiêu ngay trên các bậc thềm bên bờ sông Hằng, nơi người dân địa phương thường đến tắm gội và giặt giũ.

“Du lịch u ám” là một phần của ngành công nghiệp du lịch phiêu lưu mạo hiểm có tốc độ tăng trưởng 65% trong 4 năm qua. Bên cạnh Varanasi, những điểm đến truyền thống ưa thích khác là lăng mộ Taj Mahal (Ấn Độ), khu tưởng niệm nạn nhân của cuộc diệt chủng người Do Thái (Đức), Kim Tự Tháp (Ai Cập), TP Hiroshima (Nhật Bản), đảo Alcatraz (Mỹ) và bảo tàng Jack the Ripper (thủ đô London - Anh). Giờ đây, du khách muốn tìm cảm giác mạnh có thể đến nơi ở của trùm khủng bố Osama bin Laden khi còn sống tại TP Abbottabad - Pakistan, tham gia tour “sau cuộc cách mạng ở Libya” hoặc những địa phương đang chịu sự kiểm soát của băng đảng ma túy tại Mexico.

Mạo hiểm hoặc điên rồ

Để tăng tính cạnh tranh, một số công ty “du lịch u ám” còn cung cấp cả tour tham quan những nơi đang xảy ra chiến sự để du khách tận tai nghe tiếng súng đạn, hít mùi thuốc súng và chứng kiến cảm xúc của người trong cuộc. Năm ngoái, Công ty Lữ hành Megapolis Kurort (Nga) bắt đầu bán tour đến miền Đông Ukraine, nơi diễn ra cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phe ly khai. Tất nhiên, du khách sử dụng tour sẽ được các vệ sĩ bảo vệ và di chuyển bằng xe bọc thép.

Công ty này cũng đang có kế hoạch tổ chức chuyến tham quan 4 ngày mang tên “Tour Assad” đến những khu vực đang có giao tranh tại Syria. Nếu không muốn liều mình như thế, du khách vẫn có thể đứng trên khu vực cao nguyên Golan đang chịu sự kiểm soát của Israel, dùng ống nhòm quan sát cảnh khói lửa chiến trận ở Syria từ xa.

img

Đi kèm với tốc độ phát triển nhanh là những tranh cãi xuất hiện ngày càng nhiều về “du lịch u ám”. Một số người xem loại hình du lịch này biểu hiện cho sự nông cạn, tầm thường và có thể là văn hóa “tự sướng”. Trái lại, những ý kiến ủng hộ đánh giá đây là loại hình du lịch hấp dẫn, mang tính giáo dục và thậm chí là có giá trị tinh thần.

“Với tôi, việc du lịch đến những điểm nóng không phải chỉ để tìm cảm giác mạnh. Tôi có thể tiếp cận người dân địa phương, nhìn thấy và hiểu được nhiều điều hơn. Năm nay, tôi đã đến Iraq và ở cạnh một người đang chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Anh ta không phải binh sĩ mà chỉ là một giáo viên đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát ngôi làng mình” - ông Andrew Drury, một người Anh 50 tuổi, đi 2-3 chuyến du lịch mỗi năm đến những nơi bị xem là không an toàn như Iraq, Iran, Syria, Afghanistan, Pakistan, Chechnya, Somalia…, giải thích với tờ The Guardian (Anh).

Tiến sĩ Philip Stone, nhà sáng lập Viện Nghiên cứu du lịch u ám thuộc Trường ĐH Central Lancashire (Anh), nhận định với trang news.com.au (Úc) rằng nhiều người tham gia tour loại này để bày tỏ lòng tôn kính với người đã khuất hoặc đơn giản là tò mò... Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chỉ một vài câu nói thôi là không đủ để đánh giá khía cạnh đạo đức của “du lịch u ám”.

Đe dọa đến tính mạng

Một nhóm 12 du khách phương Tây (8 người Anh, 3 người Mỹ, 1 người Đức) vừa trải qua cảm giác mạnh theo đúng nghĩa đen khi tham gia tour mạo hiểm tại Afghanistan. Đoàn xe của họ, với sự hộ tống của quân đội, đã bị các tay súng Taliban phục kích khi di chuyển ở quận Chesht-e-Sharif thuộc tỉnh Herat hôm 4-8, khiến 5 du khách và 1 tài xế địa phương bị thương. Nhóm du khách này rơi vào ổ phục kích khi đang trên đường đến TP Herat, trung tâm văn hóa cổ nằm gần biên giới Iran. Tờ The Guardian nhận định dù không ai bị thương nặng nhưng vụ tấn công một lần nữa khiến dư luận chú ý đến loại hình du lịch đến những nơi bị xem là không an toàn hoặc thân thiện với du khách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo