Tệ nạn thâm căn cố đế
Ông Kaushik Basu. Ảnh: INDIATV
Hình ảnh Đảng Quốc Đại cầm quyền ở Ấn Độ đã bị lu mờ phần nào sau một loạt vụ tham nhũng lớn phát hiện trong năm 2011 và 2012. Vì lẽ này, các đảng đối lập đã nhiều lần yêu cầu Thủ tướng Manmohan Singh từ chức. Thật ra, theo nhiều nhà phân tích chính trị, làm như vậy chỉ gây thêm khó khăn cho một chính khách được xem là có năng lực và liêm khiết nhất Ấn Độ trong mấy chục năm qua, theo đài BBC.
Bởi như ông Singh đã từng tuyên bố một cách thành thật trong ngày Quốc khánh Ấn Độ năm 2011 rằng ông không có “chiếc đũa thần” để tiêu diệt tham nhũng một sớm một chiều. Đây là tệ nạn xã hội “thâm căn cố đế” ở đất nước đứng hàng thứ 3 thế giới tính theo PPP (sức mua tương đương) của GDP và thứ 10 thế giới tính theo GDP danh nghĩa.
Báo cáo năm 2008 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT) ước tính 40% dân số Ấn Độ từng buộc phải hối lộ hoặc nhờ quan hệ thân thiết mới được nhận vào công sở. Trong số 178 quốc gia trên thế giới, Ấn Độ đứng hạng 95 theo báo cáo của IT năm 2011.
Nguồn gốc hối lộ rất đa dạng. Theo tạp chí The World Financial Review, nguyên nhân gồm có: quá nhiều quy định, thuế má rắc rối, nạn quan liêu ở cơ quan công quyền, nạn độc quyền về một số sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, còn do văn bản luật pháp thiếu minh bạch dẫn đến thực thi pháp luật rất khó bảo đảm sự công bằng và minh bạch.
Đứng đầu về tham nhũng, theo điều tra của Phong trào Chống tham nhũng Ấn Độ của nhà hoạt động xã hội Anna Hazare, là các cơ quan chính phủ và kế đó là cảnh sát. Đây là một nét chung ở nhiều nước chứ không riêng gì Ấn Độ. Nếu có khác chăng là mức độ.
Ví dụ, theo báo điện tử Asia Times, trong 3 năm qua, chính phủ đã chi 70 tỉ USD để nâng cấp hạ tầng cơ sở đường bộ. Thế nhưng, cảnh sát đóng chốt giao thông đã phá hoại thành quả này bằng cách bắt xe tải nộp tiền mãi lộ không dưới 4,5 tỉ USD/năm. “Thành tích” này vượt xa Trung Quốc, Nga, Brazil, Tây Ban Nha...
Một xe tải ở Ấn Độ mỗi ngày nộp tiền mãi lộ trung bình 10 USD, theo IT. Ảnh: TOP NEWS
Vụ án bán giấy phép viễn thông
Một mình ông Raja tất nhiên không thể lộng hành như vậy. Đã có 2 chính khách mất chức và bị bắt vì liên quan đến vụ này. Đầu tiên là nghị sĩ Kanimozhi, bị bắt hồi năm ngoái. Kế đó là ông Dayanidhi Maran, tổng trưởng phụ trách ngành vải sợi, buộc phải từ chức. Cả ông này lẫn ông Raja đều kêu oan.
Ngoài các quan chức chính phủ, nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh cũng bị cơ quan điều tra và cảnh sát “hỏi thăm”. Trong số này, có nhiều ông chủ đài truyền hình và các công ty viễn thông.
Tham nhũng ít sẽ tăng trưởng cao
Hậu quả của nạn tham nhũng ở bất cứ nơi đâu đều gây thiệt hại kinh tế to lớn. Tại Ấn Độ, theo chuyên gia Ấn Độ nổi tiếng C.K. Prahalad, nạn tham nhũng đã gây thiệt hại khoảng 55 tỉ USD/năm.
Tuy nhiên, mức độ tham nhũng ở các bang của Ấn Độ không giống nhau. Ví dụ, theo nhật báo The Economist, báo cáo năm 2011 của chính quyền bang Gujarat cho biết nhờ các biện pháp chống tham nhũng gắt gao, chính quyền có quyết tâm thực sự, nạn tham nhũng giảm rõ rệt. Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế của bang cao hơn các bang khác.
Bản báo cáo rút ra bài học: Tham nhũng ít, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn.
Bình luận (0)