xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng can thiệp vào quan hệ liên Triều

Bonnie Kristian, chuyên gia của Tổ chức Defense Priorities (Mỹ)

Gần đây, Triều Tiên bất ngờ sử dụng lại ngôn ngữ cứng rắn với Mỹ.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, đó sẽ là "tính toán sai lầm nhất", còn báo chí nước này chuyển đi thông điệp: "Trước khi quá trễ, Mỹ nên nhận ra rằng "áp lực tối đa" không có tác dụng với Triều Tiên và nên áp dụng lối tiếp cận thành thật đối với thỏa thuận phi hạt nhân hóa".

Kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, quan hệ Mỹ - Triều hầu như không tiến triển mấy; Washington duy trì "áp lực tối đa" trong khi Bình Nhưỡng có vẻ vẫn âm thầm phát triển vũ khí. Thực tế này có khiến hai bên quay lại con đường thù địch? Có thể nhưng không phải là không tránh được! Thái độ phù hợp với Mỹ lúc này là để yên cho quan hệ liên Triều tiến triển và giữ kiên nhẫn.

Đừng can thiệp vào quan hệ liên Triều - Ảnh 1.

Các quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên tại lễ khởi công dự án kết nối lại đường bộ và đường sắt giữa 2 miền Triều Tiên hôm 26-12 Ảnh: REUTERS

Bất kể những gì đã xảy ra giữa Mỹ - Triều trong 6 tháng qua, Triều Tiên - Hàn Quốc thực sự đang xích lại gần nhau. Ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in liên tục gặp cấp cao, các tuyến đường sắt, đường bộ liên Triều được nối lại, các gia đình ly tán do chiến tranh được đoàn tụ, nhiều chốt gác biên giới được tháo bỏ...

Vai trò của Mỹ ở đây là tránh can thiệp, để yên (thậm chí khuyến khích) cho Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên. Chỉ riêng chuyện 2 miền thân thiết với nhau đã rất quan trọng cho hòa bình, mà hòa bình là điều kiện tiên quyết để phi hạt nhân hóa. So với Mỹ, Hàn Quốc có nhiều động lực lẫn lợi thế văn hóa hơn để xóa bỏ căng thẳng với Triều Tiên. Do đó, Washington phải tránh làm ảnh hưởng đến nỗ lực của Seoul, đồng thời cam kết không kích động về mặt quân sự.

Cách tiếp cận như trên trái ngược với những kỳ vọng thiếu thực tế đến từ những gương mặt diều hâu trong chính quyền ông Trump, đáng kể nhất là Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton với lời kêu gọi lập ra hạn chót 1 năm cho tiến trình phi hạt nhân hóa. Kiểu hạn chót này không chỉ gây hại cho ngoại giao mà còn hoàn toàn không cần thiết cho an ninh của Mỹ.

Hiện Mỹ được bảo vệ an toàn bởi sức mạnh phòng thủ quy ước và Mỹ có thể chờ đợi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo