xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU gỡ "thẻ vàng" hải sản Thái Lan

LỤC SAN

Thái Lan đã chỉnh sửa 138 quy định về đánh bắt cá để phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế

Sau 3 năm nỗ lực sắp xếp lại ngành công nghiệp đánh cá, chính phủ Thái Lan giờ đây có thể thở phào sau khi được Liên minh châu Âu (EU) xóa "thẻ vàng", cùng với sự nhìn nhận quốc gia Đông Nam Á này đạt tiến triển trong nỗ lực giải quyết nạn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ông Karmenu Vella - Cao ủy EU phụ trách về môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy sản - đã thông báo quyết định này tại cuộc họp báo ở Brussels - Bỉ hôm 8-1.

Trước đó một ngày, phái đoàn Thái Lan do Phó Thủ tướng Chatchai Sarikulya dẫn đầu đã đến Brussels để cung cấp số liệu cập nhật chính thức về tiến bộ của nước này trong lĩnh vực đánh cá. "Ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan có trách nhiệm với môi trường và thế giới thông qua các hoạt động đánh bắt bền vững phù hợp với các chuẩn mực quốc tế" - ông Werachon Sukondhapatipak, phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, khẳng định.

EU gỡ thẻ vàng hải sản Thái Lan - Ảnh 1.

Ông Karmenu Vella (phải) và Phó Thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya ở Brussels hôm 8-1 Ảnh: EU

Theo hãng tin Reuters, EU hồi tháng 4-2015 đã ban hành "thẻ vàng", tức cảnh báo, đối với Thái Lan - quốc gia xuất khẩu hải sản lớn thứ ba trên thế giới - liên quan đến hoạt động khai thác hải sản không bền vững. 

Đây được xem là bước đi đầu tiên tiến đến cấm xuất khẩu hải sản từ một nước vào khối này. Nếu không giải quyết được vấn đề IUU và bị cấm xuất khẩu, ngành đánh bắt cá Thái Lan có thể thiệt hại đến 300 triệu USD/năm.

Sự kiện đó đã buộc Bangkok mạnh tay trấn áp nạn đánh bắt cá trái phép và tiến hành cải tổ ngành công nghiệp này. Ngoài ra, EU và Thái Lan còn bắt đầu tiến trình hợp tác và đối thoại mang tính xây dựng. Cụ thể, theo báo The Bangkok Post, chính phủ Thái Lan đã chỉnh sửa 138 quy định về đánh bắt cá để phù hợp với luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.

Thái Lan đã thông qua các quy định mới đối với hệ thống theo dõi tàu thuyền, cũng như hệ thống theo dõi hành trình của tàu đánh cá từ vệ tinh và tăng cường kiểm tra ngay tại cảng. Nước này còn siết chặt các quy định về lao động để đối phó nạn buôn người và tình trạng ngược đãi người lao động di cư, cải thiện môi trường làm việc của hơn 300.000 công dân các quốc gia láng giềng đang được ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan tuyển dụng.

Trong 3 năm qua, nhà chức trách Thái Lan ghi nhận 4.427 vụ liên quan đến hành vi đánh cá trái phép, trong đó có 3.883 vụ bị đưa ra xét xử. EU cũng đánh giá cao Thái Lan vì nỗ lực xử lý nạn buôn người và cải thiện điều kiện lao động trong ngành bắt cá.

Những nỗ lực trên đã đạt kết quả. Theo số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan, kim ngạch hải sản xuất khẩu của nước này chạm mốc 2,1 tỉ USD trong năm 2017, tăng so với mức 1,8 tỉ USD trong năm 2015 sau khi bị EU phạt "thẻ vàng". Trong số này, khoảng 9,9% hải sản xuất khẩu của Thái Lan đi vào thị trường EU năm 2018, so với 10,3% năm 2014.

Theo ông Vella, EU tin rằng với tư cách chủ tịch ASEAN trong năm nay, Thái Lan sẽ đóng vai trò hàng đầu trong công cuộc cải tổ hoạt động đánh bắt cá khắp Đông Nam Á, góp phần loại bỏ những hành vi làm cạn kiệt nguồn hải sản. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chatchai cam kết Bangkok sẽ hợp tác với EU để thúc đẩy tính bền vững của ngành công nghiệp đánh cá ở trong nước và tại khu vực. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo