xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chơi rắn, EU lần đầu trừng phạt quan chức Trung Quốc sau 32 năm

Xuân Mai

(NLĐO) – Liên minh châu Âu (EU) hôm 22-3 áp đặt các biện pháp trừng phạt lên 4 quan chức Trung Quốc, bao gồm một giám đốc an ninh hàng đầu và Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách liệt 10 cá nhân châu Âu vào danh sách đen trong cuộc leo thang căng thẳng ngoại giao hiếm hoi.

EU đã áp trừng phạt lên 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc vì các hành vi liên quan đến quyền con người ở Tân Cương. Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên mà EU áp đặt lên Bắc Kinh kể từ sau vụ cấm vận vũ khí năm 1989.

Theo hãng tin Reuters, bị cáo buộc có dính líu đến vụ bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cá nhân bị EU trừng phạt gồm ông Chen Ming Guo, giám đốc Cơ quan Công an Tân Cương. EU cho rằng ông Chen chịu trách nhiệm về "những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng".

Những quan chức còn lại gồm Wang Ming Shan, Wang Jun Zheng và Zhu Hai Lun cũng sẽ chịu các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản. Thực thể Trung Quốc bị EU trừng phạt là Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức kinh tế và bán quân sự đặc thù tại Tân Cương.

Tuy nhiên, EU đã tránh trừng phạt quan chức hàng đầu ở Tân Cương là Chen Quanguo, nhân vật đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen, động thái cho thấy các chính phủ ở châu Âu đang tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn.

Chơi rắn, EU lần đầu trừng phạt quan chức Trung Quốc sau 32 năm - Ảnh 1.

Hàng rào bao quanh một trung tâm được cho là nơi đào tạo kỹ năng nghề ở Tân Cương - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhanh chóng đáp trả động thái của EU, cùng ngày Trung Quốc công bố quyết định trừng phạt 10 cá nhân EU, trong đó có chính trị gia Đức Reinhard Butikofer và 4 thực thể theo Bắc Kinh đã "làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc" liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Song song đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục EU "sửa chữa sai lầm" và không can thiệp chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Các lệnh trừng phạt của EU lần này đánh dấu sự cứng rắn đáng kể trong chính sách của khối đối với Trung Quốc, quốc gia vốn được Brussels lâu nay xem là đối tác thương mại lớn.

Trong một diễn biến khác, công dân Canada Michael Kovrig bị bắt giữ ở Trung Quốc hơn 2 năm qua đã ra tòa trong ngày 22-3 với các cáo buộc gián điệp. Tuy nhiên, theo đài CNN, nhiều nhà ngoại giao từ hơn 20 quốc gia bị từ chối tiếp cận tòa án Trung Quốc khi diễn ra phiên xử ông Kovrig.

Phía Trung Quốc đã bắt giữ 2 công dân Canada gồm cựu ngoại giao Michael Kovrig cùng doanh nhân Michael Spavor hồi năm 2018 ngay sau khi cảnh sát Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Công ty Huawei (Trung Quốc) Mạnh Vãn Chu theo lệnh truy nã của Mỹ.

Ông Michael Spavor hôm 19-3 bị đưa ra xét xử kín tại một tòa án ở TP Đan Đông. Công dân người Canada và các nhà ngoại giao khác không được phép dự phiên xét xử ông Spavor. Trung Quốc cho rằng điều này là vì lý do an ninh quốc gia trong khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho đó là không thể chấp nhận được.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo