xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gánh nặng châu Á

Mỹ Nhung

Những nỗ lực nâng cao quan hệ với Trung Quốc để vỗ yên tình hình Đông Á của Mỹ xem như đổ sông đổ biển khi Bắc Kinh lập ra vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ).

Các nhà phân tích đều lo ngại nguy cơ xung đột quân sự giữa 2 siêu cường châu Á đã gần đạt đỉnh. Trong trường hợp đó, Mỹ buộc phải vào cuộc giúp Nhật theo yêu cầu của hiệp định an ninh song phương. Về ECSADIZ, bà Bonnie Glaser - một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) - cho rằng Bắc Kinh có quyền lập một vùng như thế. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã lập nhưng vấn đề là Trung Quốc sẽ đưa vùng đó vào hoạt động như thế nào. “Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ điều động máy bay ứng phó bao nhiêu lần và nhắm vào ai” - bà Glaser nói.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ nên tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương song điều này bị cản trở bởi rạn nứt giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 nước đang là nơi trú đóng của khoảng 80.000 lính Mỹ. Và đây mới chính là cơn đau đầu lớn nhất dành cho chính quyền Tổng thống Barack Obama, theo ông Victor Cha - giám đốc các vấn đề châu Á của Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush. “Làm sao có thể xoay trục sang châu Á khi 2 đồng minh “ruột” lại mâu thuẫn sâu sắc?” - ông Cha chỉ ra.

Vốn cay đắng với Tokyo vì quá khứ quân phiệt và nỗi đau nô lệ tình dục từ thời Thế chiến thứ hai, hôm 25-11, Seoul tỏ rõ bực tức trước việc chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe muốn tăng cường vai trò cho quân đội. Theo ông Cha, lo ngại Nhật hồi sinh sức mạnh quân sự có thể kéo Hàn Quốc về phía Trung Quốc.

Thêm phần phức tạp cho bức tranh xoay trục chính là thái độ sớm nắng chiều mưa của Triều Tiên. Trong khi người ta đang hy vọng giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên sau thành công với Iran thì hôm 27-11, Bình Nhưỡng tố cáo Washington dùng “những điều kiện vô lý” để ngăn nước này tham gia đàm phán 6 bên. Kèm theo đó là lời đe dọa muôn thuở: tăng cường khả năng chống trả bằng tên lửa hạt nhân.

“Khu vực này đang trượt theo một hướng rất khó giải quyết. Đó là hậu quả của những tranh chấp lãnh thổ, những vấn đề lịch sử, những kẻ thù lâu năm và các nước có liên quan lại không chịu khép lại quá khứ để cải thiện quan hệ” - ông Evans Revere, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ và nay là chuyên gia về Đông Á, nhận định với hãng tin AP.

Các nhà phân tích hy vọng tất cả những khó khăn này sẽ được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden mổ xẻ khi ông đến thăm khu vực vào tuần tới. Đầu tuần, ông Biden đến Nhật và sau đó là 2 điểm dừng chân Trung Quốc, Hàn Quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo