xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ghế ngoại trưởng Mỹ đổi chủ

MỸ NHUNG

“Từ Hillary Clinton đến John Kerry, cả hai đều có tài năng lớn và niềm đam mê công việc” - Thượng nghị sĩ Mỹ Edward J. Markey nhận xét

Cùng trong ngày 29-1, ông John Kerry được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm tân ngoại trưởng, trong khi bà Hillary Clinton thực hiện chuyến “công du” tạm biệt toàn cầu.

Chín năm chờ đợi

Với số phiếu thuận áp đảo (94 so với 3 phiếu chống), ông Kerry trở thành ngoại trưởng thứ 68 của Mỹ và được cả hai đảng Cộng hòa, Dân chủ khen ngợi là người kế nhiệm lý tưởng cho bà Hillary Clinton. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ trong vòng 10 phút, hầu như không cần thảo luận gì. Ngay cả hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa thường chỉ trích gay gắt chính quyền ông Obama là Marco Rubio và Rand Paul cũng nhanh chóng tán đồng.
 
28 năm làm thượng nghị sĩ với 4 năm gần nhất là chủ nghiệm Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã đem lại cho ông Kerry hàng “núi” lời khen ngợi như: danh giá, đầy sức thuyết phục, lịch thiệp, dày dạn kinh nghiệm, nhẫn nại, công bằng và kiên quyết.
 
img
Ông John Kerry sắp thay bà Hillary Clinton (trái) làm ngoại truờng Mỹ. Ảnh: REUTERS

Kể từ lúc được Tổng thống Barack Obama đề cử đến khi Thượng viện Mỹ thông qua, mọi sự có vẻ suôn sẻ với ông Kerry. Nhưng trước đó, ông phải kiên nhẫn chờ đợi suốt 9 năm để tỏa sáng. Sau khi thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng với cựu tổng thống George W. Bush năm 2004, ông trông chờ ghế ngoại trưởng vào năm 2009 nhưng bà Hillary Clinton đã được chọn. Ngay cả lần này, ông chỉ được đề cử sau khi lựa chọn đầu tiên của ông Obama - Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice - rút lui.

Năm nay 69 tuổi, Kerry có tài ngoại giao di truyền do cha ông cũng là một nhà ngoại giao. Ông từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam. Từ năm 2009 đến nay, ông cần mẫn với vai trò phái viên không chính thức của Tổng thống Obama và có nhiều đóng góp trong việc “hạ hỏa” quan hệ với Afghanistan và Pakistan. Chưa có thông tin chính thức về lễ tuyên thệ nhậm chức của Kerry nhưng ông sẽ từ nhiệm vị trí thượng nghị sĩ bang Massachusetts vào chiều 1-2.

Nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối nhưng con đường phía trước của ông Kerry không hề bằng phẳng. Vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) vẫn còn di chứng. Syria, Ai Cập là cơn nhức đầu triền miên. Quan hệ với Nga, Trung Quốc trở nên mong manh.
 
Đối với Trung Quốc, trong phiên điều trần đầu tiên ngày 24-1, ông Kerry đã xác định: “Trung Quốc là nền kinh tế quan trọng trên thế giới và rõ ràng họ thèm khát các nguồn tài nguyên toàn cầu. Chúng ta cần thiết lập các quy tắc áp dụng cho mọi người”. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung, vai trò của Mỹ trong tranh chấp biển, đảo tại châu Á... đều là những câu hỏi khó cho ông Kerry.

Tạm biệt Hillary Clinton

Cùng ngày ông John Kerry được phê chuẩn làm ngoại trưởng, bà Hillary Clinton đã thực hiện buổi phỏng vấn toàn cầu tại Bảo tàng Newseum ở Washington. Trong hơn 1 giờ, nữ ngoại trưởng được yêu thích bậc nhất ở Mỹ đã trả lời rất nhiều câu hỏi của các nhà báo và khán giả khắp thế giới.

Đây là một trong những hoạt động cuối cùng của bà Clinton trước khi từ nhiệm vào ngày 1-2 tới. Bốn năm làm ngoại trưởng, bà đã thực hiện các cuộc hành trình dài hơn 1,5 triệu km, thăm tổng cộng 112 quốc gia, có 1.700 cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo thế giới và ăn 570 bữa trên máy bay.

Trong buổi phỏng vấn toàn cầu thứ 59, bà Clinton nhận được câu hỏi từ mọi lục địa và thành phố trên khắp thế giới, từ Beirut (Lebanon) tới Tokyo (Nhật Bản), từ London (Anh) tới New Delhi (Ấn Độ), từ Bogota (Colombia) tới Lagos (Nigeria).
 
Tuy nhiên, điều khiến mọi người thắc mắc nhất chính là bà sẽ làm gì sắp tới. Như thường lệ, nữ ngoại trưởng không trả lời thẳng câu hỏi có tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2016 hay không, bất chấp việc những người hâm mộ bà đã thành lập một ủy ban quyên góp cho chiến dịch tranh cử. 
 
“Tôi hoàn toàn chưa có kế hoạch về chuyện đó. Tôi đang đợi hoàn thành nhiệm kỳ ngoại trưởng Mỹ và bù lại khoảng 20 năm thiếu ngủ. Nhưng quả thật, tỉnh dậy mà không có việc gì để làm là một cú sốc lớn. Công việc là cả cuộc đời tôi. Từ khi 13 tuổi, tôi đã bắt đầu làm việc song song với đi học. Mỗi sáng ngủ dậy mà không có nơi nào để đi, không có gì để làm, không có cuộc gọi cho lãnh đạo nào đó phải thực hiện... Tôi thật sự tò mò không biết chuyện đó sẽ ra sao” - bà Clinton nói với đài CNN.
 
Tuy nhiên, bà khẳng định với đài NBC rằng tình hình sức khỏe kém đi gần đây chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến quyết định tranh cử của mình hay không.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo