Theo đó, những ai bước sang tuổi 70 trước ngày bỏ phiếu sẽ không được tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9 năm sau.
Nhấn mạnh Duma quốc gia không phải là nơi “tiền hưu trí”, bà Chirkova khẳng định công việc của các nhà làm luật đòi hỏi sức khỏe, sự năng động cũng như sức chịu đựng đáng kể nên người lớn tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn. Cũng theo bà, trẻ hóa nghị sĩ cũng góp phần đổi mới quốc hội Nga, đồng thời giảm các khoản trợ cấp dành cho đại biểu lớn tuổi.
“Các đại biểu quốc hội phải thường xuyên dự những phiên họp kéo dài, đi công cán ở các khu vực xa xôi và theo kịp yêu cầu của thời đại. Dư luận từng chỉ trích các đại biểu ngủ gật hoặc tỏ ra mệt mỏi tại nghị trường” - bà Chirkova thẳng thắn, đồng thời tin rằng thật công bằng nếu các vị dân cử cũng bị giới hạn tuổi tối đa ở mức 70 như công chức.
Có hơn 20 đại biểu Duma quốc gia đương nhiệm sẽ vượt mốc 70 tuổi vào thời điểm bầu cử năm 2016, trong đó có ông Vladimir Zhirinovsky (69 tuổi), thủ lĩnh Đảng Dân chủ Tự do Nga, các đại biểu Oleg Kulikov (69), Svyatoslav Sokol (69)...
Báo Izvestia còn chỉ ra nhiều đại biểu đương nhiệm đã quá tuổi “thất thập cổ lai hy”, như thủ lĩnh Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov (71 tuổi), các đại biểu Ivan Nikitchuk (71), Zhores Alferov (85), Valentin Romanov (78)… Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền cũng có những đại biểu “cổ thụ”, chẳng hạn: Stanislav Govorukhin (79), Joseph Kobzon (78), Valentina Tereshkova (78)…
Đại biểu Vasily Shestrakov (Đảng Nước Nga Thống nhất) lên tiếng ủng hộ ý tưởng của bà Chirkova, cho rằng các ngành nghề khác cũng giới hạn độ tuổi nên các nhà làm luật không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, đại biểu Vyacheslav Lysakov (cũng thuộc Đảng Nước Nga Thống nhất) không tin rằng sáng kiến của bà Chirkova sẽ đạt được mục tiêu tiết kiệm ngân sách. Theo ông, cần đổi mới hạ viện qua việc bầu chọn những con người năng động.
Bình luận (0)