“Chúng tôi chỉ thu thập các thông tin để bảo vệ quốc gia và hỗ trợ các chiến dịch quân sự” – ông Alexander nói, đồng thời chỉ trích cả “người thổi còi” lẫn giới báo chí đều “không hiểu thứ mà họ đã nhìn thấy”.
Giám đốc NSA Keith Alexander và Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper
tại phiên điều trần ngày 29-10. Ảnh: Reuters
Trước cáo buộc Mỹ nghe lén hơn 70 triệu cuộc điện thoại ở Pháp và hơn 60 triệu cuộc ở Tây Ban Nha, các quan chức Mỹ khẳng định chính 2 nước này đã chia sẻ dữ liệu với Mỹ để chống khủng bố.
Cũng có mặt tại phiên điều trần, Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper tuyên bố nắm bắt được ý định của các nguyên thủ quốc gia là mục đích then chốt của ngành tình báo. Theo ông, Washington cũng là đối tượng do thám của đồng minh, bao gồm các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Ông Clapper nói chính quyền và giới làm luật ở châu Âu thường không rõ cách vận hành của giới tình báo nước họ. Theo ông, “trên hành tinh này không có nước nào giám sát hoạt động tình báo chặt chẽ cỡ Mỹ”.
Trong khi đó, ngày 29-10, Tây Ban Nha đã khởi động vụ điều tra sơ bộ những báo cáo cho rằng Mỹ nghe lén hơn 60 triệu cuộc điện thoại của người dân nước này.
Giám đốc NSA cho rằng cả Edward Snowden lẫn báo chí châu Âu
đều "không hiểu thứ mà họ thấy". Ảnh: AP
Cùng ngày, kênh truyền hình RTL-TBI của Bỉ đưa tin, Thủ tướng Elio Di Rupo ra chỉ thị yêu cầu tất cả các bộ trưởng phải để lại điện thoại di động trong phòng riêng biệt khi nội các thảo luận các vấn đề cơ mật.
Tại Pháp và Hà Lan, tất cả các quan chức cấp cao buộc phải chuyển sang dùng điện thoại có hệ thống mã hóa thông tin. Còn Đức đang thảo luận xây dựng phần mềm bảo vệ trên điện thoại di động của các quan chức cấp cao.
Bình luận (0)