Mỹ đã đề xuất WTO tước tình trạng "quốc gia đang phát triển" của các nước đáp ứng những tiêu chí gồm là thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), là quốc gia có thu nhập cao được phân loại theo Ngân hàng Thế giới và chiếm ít nhất 0,5% tổng thương mại toàn cầu.
Hàn Quốc áp ứng đủ 4 tiêu chí trên và không thể tiếp tục giữ tình trạng là nền kinh tế đang phát triển tại WTO. Hàn Quốc nhận là quốc gia đang phát triển từ năm 1995 để bảo vệ ngành nông nghiệp nhạy cảm, đặc biệt là lúa gạo.
Những người biểu tình ở Hàn Quốc muốn chính phủ duy trì tình trạng quốc gia đang phát triển tại WTO. Ảnh: Yonhap
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho hay: "Chính phủ sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo tối đa các lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm như gạo trong các cuộc đàm phán với WTO trong tương lai".
Thông báo của Hàn Quốc hôm 25-10 có thể sẽ gây thêm áp lực buộc Trung Quốc phải từ bỏ tình trạng quốc gia đang phát triển. Ông Trump trước đó đã nhiều lần kêu gọi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ bỏ các đặc quyền của WTO với tư cách "quốc gia đang phát triển".
Giáo sư Cheong In-kyo về thương mại quốc tế tại Trường ĐH Inha (Hàn Quốc) nhận định: "Đây là một chiến thắng cho ông Trump trong việc gây áp lực lên Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc mất thêm một lí do để giữ vững vị thế là quốc gia đang phát triển của mình".
Hồi tháng 7, ông Trump cho rằng Trung Quốc, Brunei, Hồng Kông, Kuwait, Macau, Qatar, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc không còn phù hợp với tình trạng đang phát triển.
Bình luận (0)