Bản cáo cáo dự định được DSB trình bày trước gia đình và người thân những người tử nạn, sau đó công bố tại buổi họp báo ở căn cứ quân sự Gilze-Rijen.
Ngoài ra, DSB cũng mang đến một số mảnh vỡ của chiếc MH17 lấy từ vùng Donetsk, Đông Ukraine đã được phục hồi.
Theo đài BBC (Anh), báo cáo tập trung vào 4 vấn đề chính: xác định nguyên nhân MH17 vỡ tan trong không trung; lý do máy bay chọn hành trình qua vùng xung đột; tại sao gia đình hành khách phải chờ 4 ngày mới nhận được thông tin chính thức rằng người thân của họ có mặt trên chuyến bay; tìm hiểu những giây phút cuối cùng trước khi MH17 tan xác.
Tuy nhiên, báo cáo của DSB sẽ không đề cập ai phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch trên do họ không có thẩm quyền điều tra vấn đề này.
Hồi tháng 8 qua, các công tố viên Hà Lan cho rằng khả năng MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ là cao nhất. Ukraine và một số quan chức phương Tây lập tức cáo buộc tên lửa này do Nga cung cấp cho phe ly khai ở miền Đông Ukraine.
Trong khi đó, Moscow phủ nhận và nói rằng Kiev mới là người bắn hạ MH17 bằng tên lửa đất-đối-không.
Trước đó 1 tháng, Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề thành lập một phiên tòa quốc tế điều tra thảm kịch MH17. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp để lập tòa án và “sẽ gây phản tác dụng”.
Nga trước khi DSB công bố báo cáo nói trên, tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz-Antey (Nga) dự kiến trình bày kết quả điều tra của riêng công ty này.
Ngoài ra, Hà Lan còn đang dẫn đầu một cuộc điều tra khác về vụ việc và kết quả dự kiến được công bố sau vài tháng nữa.
Chiếc Boeing 777 số hiệu MH17 của MAS bay từ Amsterdam – Hà Lan đến Kuala Lumpur – Malaysia ngày 17-7-2014 bị rơi khi đang trên không phận miền Đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người trên đó thiệt mạng, trong đó 193 nạn nhân là công dân Hà Lan.
Bình luận (0)